Chanh Tươi Rớt Giá Thê Thảm

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.
Các chủ vườn cho biết nguyên nhân chủ yếu là do chanh đang trong mùa thu hoạch nhưng khách hàng Trung Quốc ngưng nhập khẩu, khiến mặt hàng này phải dội ngược lại các chợ trong nước.
Bà Võ Thị Hai, chủ vườn chanh huyện Bến Lức (Long An), chia sẻ: “Lúc cao điểm giá chanh tại vườn đạt 28.000-30.000 đồng/kg, chỉ cần trồng 1ha lãi ròng hơn trăm triệu đồng nhưng thời gian gần đây giá giảm liên tục. Thu hoạch hơn 2 kg chanh mà chỉ mua được 1kg gạo”.
Bà Hai cho biết thêm nhiều vườn chanh ở huyện Đức Huệ (Long An) không muốn thu hoạch vì giá nhân công hái và phí vận chuyển khiến lỗ nặng.
Ở Bến Tre, các chủ vườn chanh ở huyện Giồng Trôm đã tự tìm giải pháp bằng cách, muối chanh đóng vào hộp nhựa, bán với giá 15.000-30.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt để tránh tình trạng chanh hỏng vì bán không được giá cả lẫn số lượng.
Tại chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và chợ Đầu mối nông sản nông sản Bình Điền - TP HCM, giá chanh giảm còn 8.000-15.000 đồng/kg thay vì 30.000 - 40.000 đồng/kg như vài tháng trước. Lượng chanh nhập về chợ tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sức tiêu thụ không cao khiến mặt hàng này ế ẩm.
Có thể bạn quan tâm

Trở lại thôn Bàu Ngứ thuộc xã Phước Dinh vào những ngày giáp tết Nguyên đán Quý Tỵ- 2013, chúng tôi gặp nhân dân địa phương nhộn nhịp chuẩn bị vui xuân đón tết đầm ấm, thanh bình.

Năm 2010, anh đầu tư gần 5 triệu đồng mua cây giống và thuê công làm đất để trồng gần 600 cây đu đủ trên 2,5 sào đất của gia đình tại thôn Nha Húi, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sau 7 tháng vườn đu đủ của anh sai trĩu quả và cho thu hoạch.

Chuyện anh Nguyễn Thành Ngọc thoát nghèo bền vững từ cây mãng cầu trở thành mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp ở thôn Bàu Ngứ, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam.

Tỉnh ta có tiềm năng lớn về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) , hằng năm cung cấp nguyên liệu chính cho nghề chế biến và xuất khẩu thủy sản (TS). Tuy nhiên, chế biến TS mang lại giá trị kinh tế chưa cao do thiếu sự quan tâm trong công đoạn bảo quản sản phẩm.

Gần đây, ở tỉnh ta xuất hiện ngày càng nhiều các tổ hợp tác (THT) làm ăn có hiệu quả. Hoạt động của THT đã hỗ trợ các tổ viên về vốn, kỹ thuật sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.