Chanh tăng giá nông dân phấn khởi

Cái Bè vốn nổi tiếng với các loại cây ăn trái đặc sản như quýt, bưởi, cam sành, xoài cát Hòa Lộc... Trong quá trình chuyển đổi từ vườn tạp kém hiệu quả sang vườn chuyên canh cây ăn trái, người dân đã tận dụng những khoảng đất trống để trồng xen cây chanh, nhằm lấy ngắn nuôi dài khi cây chủ lực còn nhỏ.
Bình quân mỗi ha đất trồng chanh đạt năng suất 10 - 12 tấn/ha/năm, với giá như hiện nay bà con trồng chanh ở Cái Bè thu lợi nhuận khá. Đây là động lực giúp nhà vườn áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh, chăm sóc phù hợp, đặc biệt là tác động cho chanh ra trái nghịch mùa, nghịch vụ để đạt giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, để giúp ổn định đầu ra cho cây chanh với chất lượng tốt, tỉnh Tiền Giang đã thành lập hợp tác xã trồng chuyên canh chanh tại Tân Thanh. Đây là hướng đi đúng, tạo mối liên kết 4 nhà vững chắc cũng như mở đường cho việc trồng, tiêu thụ nông sản sạch theo hướng hội nhập.
Huyện Cái Bè có diện tích trồng chanh gần 1.000 ha, chủ yếu tập trung ở các xã: Tân Thanh, Thiện Trí, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông và An Cư.
Có thể bạn quan tâm

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.

Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.