Chanh Tăng Giá Kỷ Lục

Hiện tại, nông dân trồng chanh ở huyện Cái Bè (Tiền Gaing) rất phấn khởi vì giá tăng cao ngất ngưởng, thương lái tới tận vườn mua với giá từ 34.000 - 37.000 đồng/kg, đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.
Cái Bè vốn nổi tiếng với các loại cây ăn trái lâu năm như quýt, bưởi, cam sành, xoài cát Hòa Lộc … Trong quá trình chuyển đổi từ vườn tạp kém hiệu quả sang vườn chuyên canh cây ăn trái lâu năm, người dân đã tận dụng những khoảng đất trống để trồng xen cây chanh, nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài khi cây chủ lực còn nhỏ. Điển hình có ông Đặng Văn Sang ở ấp I, xã Tân Thanh trồng xen cây chanh tứ quí trong vườn dâu 1.500 m2 đất của mình. Đến nay, cây chanh của ông đã hơn 2 năm tuổi và cho năng suất rất ổn định. Ông Sang cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay đã thu hoạch được hơn 1 tấn trái với giá bán trung bình 15 – 37 ngàn đồng/kg, thu nhập gần 30 triệu đồng.
Nhận thấy được tiềm năng đó, khoảng 3 năm trước, ông Hà Phước Tài, ở ấp 4, xã Tân Thanh đã cải tạo 3.000 m2 vườn tạp kém hiệu quả của mình để trồng chuyên canh cây chanh bông tím. Đến nay, vườn chanh của ông đã cho thu hoạch trung bình mỗi tháng 2 đợt. Từ đầu năm đến nay, ông đã thu hoạch gần 4 tấn trái mang lại cho gia đình ông nguồn lợi gần 80 triệu đồng. Theo ông Tài thì cây chanh bông tím không cần phải xử lý nghịch vụ mà cứ để cho trái quanh năm. Ông Tài tâm sự: “Muốn làm ăn được với cây chanh bông tím này thì nhất định phải thắng được con bọ xít và nhện đỏ ”.
Bình quân mỗi ha đất trồng chanh đạt năng suất 10 - 12 tấn/ha/năm, với giá như hiện nay bà con trồng chanh ở Cái Bè sẽ lợi nhuận rất nhiều. Đây là động lực giúp nhà vườn áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh, chăm sóc phù hợp, đặc biệt là tác động cho chanh ra trái nghịch mùa, nghịch vụ để đạt giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, để giúp ổn định đầu ra cho cây chanh với chất lượng tốt, tạo được tín nhiệm trong người tiêu dùng, tỉnh Tiền Giang đã thành lập HTX trồng chuyên canh chanh tại Tân Thanh. Đây là hướng đi đúng tạo mối liên kết 4 nhà vững chắc cũng như mở đường cho việc trồng, tiêu thụ nông sản sạch theo hướng hội nhập.
Được biết, Cái Bè có diện tích trồng chanh gần 1.000ha, chủ yếu tập trung ở các xã: Tân Thanh, Thiện Trí, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông và An Cư.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, đoàn công tác do đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015 tại thị trấn Thanh Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục BVTV.

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…

Ông Nguyễn Văn Tân, nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), nổi tiếng tại địa phương vì có vườn cây rộng 5 hécta trồng đặc sản bơ, sầu riêng thu lãi cao. Đặc biệt, ông tự lai tạo ra giống bơ “khủng” với trọng lượng từ 1-1,6kg/trái, luôn bán được giá cao vì được thị trường ưa chuộng.
Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

Việc giảm giá này là hậu quả tất yếu khi mà người tiêu dùng e ngại với thịt lợn trước thông tin nhiều trang trại trong khu vực vẫn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.