Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chanh đào xuống giá thê thảm

Chanh đào xuống giá thê thảm
Ngày đăng: 22/10/2015

Vườn chanh đào nhà anh Ngô Văn Thắng, khu 1, thị trấn Cao Phong (Hòa Bình) đã chín nhưng rất ít thương lái đến hỏi mua.

Khác với mọi năm đến thời điểm này, giá chanh đào xuống liên tục.

So với đầu vụ, giá giảm gần một nửa.

Nhiều hộ dân lo lắng cho tương lai của cây chanh đào.

Liệu đây có phải là cây xóa đói - giảm nghèo nữa không?

Nhìn những quả chanh đào đang độ chín, anh Ngô Văn Thắng ở khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) than thở: Không hiểu tại sao giá chanh năm nay xuống thê thảm đến thế.

Hiện tại, chanh đẹp, quả to giá chỉ từ 13.000 - 14.000 đồng/kg do thương lái tự cắt.

Nếu chủ vườn cắt thì giá 15.000 đồng/kg.

Không như quả chanh trắng, quả chanh đào phải chín chuyển màu đào, thương lái mới mua.

Khi đã chín phải thu hoạch trong thời gian ngắn, nếu không sẽ bị rụng.

Do vậy thương lái ép giá xuống nhưng giá rẻ có người mua là tốt.

Nhiều vườn không bán được vì thương lái chê quả xấu nên đành bỏ rụng.

Nguyên nhân do năm nay thời tiết nắng gắt và mưa nhiều nên chanh chín sớm, chín hàng loạt.

Anh Thắng cho biết thêm: Nhà tôi có gần 200 cây chanh đào.

Năm ngoái thu được hơn 2 tấn, giá bán trung bình 36.000 đồng/kg.

Năm nay, sản lượng tương đương năm ngoái.

Đầu vụ bán với giá 28.000 - 30.000 đồng/kg.

Nhưng thời điểm đó, chanh chín ít nên chỉ bán được vài tạ.

Vài hôm nữa nếu giá không tăng cũng phải bán hết, nếu không bán chanh chín quá cũng rụng hết.

Có ít, không chờ tư thương đến mua, anh Nguyễn Duy Khánh ở khu 2, thị trấn Cao Phong bán chanh bằng cách quảng cáo trên facebook.

Anh cho biết: Gia đình có trên 200 cây chanh đào.

Năm nay, cây có quả bói, cả vườn được khoảng vài tạ quả.

Thấy nhu cầu bạn bè cần chanh, tôi đưa lên facebook và nhiều người đặt hàng.

Tuy mất công một chút là chuyển chanh về Hà Nội và giao cho từng người nhưng bán được giá hơn.

Nhiều người rất thích chanh đào Hòa Bình vì họ biết rõ nguồn gốc, xuất xứ do chính tay mình trồng.

Tuy nhiên, cách bán này số lượng tiêu thụ có hạn.

Sang năm cây trưởng thành, sản lượng cao hơn nên cũng lo cho đầu ra.

Theo đánh giá của nhiều người có kinh nghiệm trồng chanh, hiện nay, việc tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương.

Mọi năm, thương lái mua hàng chuyển về cảng Hải Phòng mang vào miền Nam.

Nhưng hiện tại, nhiều nơi trồng được nên việc mang đi hạn chế.

Mặt khác, cây chanh đào dễ trồng, dễ chăm sóc nên trong hai năm lại đây, diện tích chanh tại Cao Phong và một số huyện lân cận tăng lên đáng kể.

Không như những cây khác, quả chanh hiện nay vẫn chỉ coi là cây gia vị nên mức tiêu thụ cũng có mức độ.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Cao Phong cho biết: Có nhiều nguyên nhân chanh đào xuống giá, trong đó có nguyên nhân do chín đồng loạt, nhiều người bán mà nhu cầu thị trường đã bão hòa.

Tuy nhiên, theo tính toán, giá như thế này, nông dân trồng vẫn có lãi vì cây canh đào dễ trồng, dễ chăm sóc, ít đầu tư.

Đối với nhiều hộ dân ở huyện Cao Phong, đây không phải là cây thu nhập chính vì phần lớn họ trồng làm bờ rào bảo vệ.

Để tránh những rủi ro được mùa, mất giá, được mùa không biết bán cho ai, người nông dân cần trồng những cây sử dụng phổ biến trong đời sống, có mùa vụ thu hoạch dài, không bị tác động của thị trường cung - cầu.


Có thể bạn quan tâm

Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.

03/03/2015
Bình Định Khai Thác, Thu Mua Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi Bình Định Khai Thác, Thu Mua Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi

Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.

03/03/2015
Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.

03/03/2015
Nuôi Nai Dưới Tán Rừng Nuôi Nai Dưới Tán Rừng

Dựa vào tán rừng, anh Đỗ Văn Tài (xã An Cư, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi nai theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là cách làm giúp các chủ rừng nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

03/03/2015
Mùa Ong Hút Mật Mùa Ong Hút Mật

Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.

03/03/2015