Chanh đào Hà Nội xuất hiện ở xứ ngàn hoa

Giá chanh đào được bán tại TP Bảo Lộc cao gần gấp đôi so với Hà Nội vì loại trái cây còn khá mới với người dân vì nó có “ruột màu hồng”, cộng thêm nhiều công dụng như chữa được bệnh ho, cảm cúm cho trẻ em và cả người lớn.
Anh Đỗ Thái Sơn (phường 1, TP Bảo Lộc) cho hay vừa nhập 5 thùng chanh đào từ người chú ruột ở huyện Hoài Đức, Hà Nội gửi vào để bán. Do nhiều người lạ lẫm với giống chanh này nên số lượng bán còn khiêm tốn, chỉ khoảng 2-3 kg/ngày, giá bán 70.000 đồng/kg. Chủ yếu bán cho những người hàng xóm, bạn thân để họ dùng thử và giới thiệu người khác đến mua.
Cũng như anh Sơn, một số tiểu thương khác ở Bảo Lộc cũng nhập loại chanh này về bán kiếm lời. Những người này đa phần bán trên mạng, hoặc bán cho bạn bè quen thuộc chứ chưa bán rộng rãi ngoài thị trường.
“Là người miền Nam từ xưa giờ chỉ được biết trái chanh đào Hà Nội qua sách báo, nghe nói loại chanh này cũng trị được ho, cảm cúm nên tôi mua một ít về dùng thử”, anh Văn Phùng, ngụ xã Đại Lào, TP Bảo Lộc nói.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, dự án nuôi tôm CN-BCN với quy mô 500ha ở xã Long Điền Tây đã hoàn thành 4/10 gói thầu và giải ngân hơn 25 tỷ đồng.

Nguồn vốn, nguồn thức ăn thô thiếu trầm trọng, cộng với môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát... khiến cho công tác tái đàn chăn nuôi của người dân vùng lũ Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) gặp nhiều khó khăn. Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể...

Ngày 22.10, Công ty BISUCO đã tổ chức lễ xuống mía vụ ép năm 2013-2014. Vụ ép này, Công ty phấn đấu thu mua từ 450 - 500 ngàn tấn mía tại các vùng nguyên liệu mía do BISUCO đầu tư, trong đó thu mua mía nguyên liệu trong tỉnh từ 100 - 120 ngàn tấn; sản xuất và chế biến 45.000 - 50.000 tấn đường.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ký quyết định ban hành Chương trình tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và Phát triển”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.