Chanh đào Hà Nội xuất hiện ở xứ ngàn hoa

Giá chanh đào được bán tại TP Bảo Lộc cao gần gấp đôi so với Hà Nội vì loại trái cây còn khá mới với người dân vì nó có “ruột màu hồng”, cộng thêm nhiều công dụng như chữa được bệnh ho, cảm cúm cho trẻ em và cả người lớn.
Anh Đỗ Thái Sơn (phường 1, TP Bảo Lộc) cho hay vừa nhập 5 thùng chanh đào từ người chú ruột ở huyện Hoài Đức, Hà Nội gửi vào để bán. Do nhiều người lạ lẫm với giống chanh này nên số lượng bán còn khiêm tốn, chỉ khoảng 2-3 kg/ngày, giá bán 70.000 đồng/kg. Chủ yếu bán cho những người hàng xóm, bạn thân để họ dùng thử và giới thiệu người khác đến mua.
Cũng như anh Sơn, một số tiểu thương khác ở Bảo Lộc cũng nhập loại chanh này về bán kiếm lời. Những người này đa phần bán trên mạng, hoặc bán cho bạn bè quen thuộc chứ chưa bán rộng rãi ngoài thị trường.
“Là người miền Nam từ xưa giờ chỉ được biết trái chanh đào Hà Nội qua sách báo, nghe nói loại chanh này cũng trị được ho, cảm cúm nên tôi mua một ít về dùng thử”, anh Văn Phùng, ngụ xã Đại Lào, TP Bảo Lộc nói.
Có thể bạn quan tâm

Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…