Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chanh đào, cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Châu TP Hưng Yên

Chanh đào, cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Châu TP Hưng Yên
Ngày đăng: 09/10/2015

Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Dương Văn Quang ở thôn 1 khi ông đang tất bật chăm sóc cho vườn cây ăn quả của gia đình.

Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng khu vườn, ông Quang cho biết:

"Trước đây gia đình tôi chủ yếu cấy lúa, nhưng hiệu quả thấp. Năm 2005, cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh, gia đình tôi đã chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả với nhiều loại cây như cam Vinh, táo, ổi…

Năm 2013, khi đi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế ở huyện Văn Giang, tôi được giới thiệu về mô hình trồng chanh đào.

Nhận thấy đây là một cách làm hay, số vốn bỏ ra ban đầu lại không nhiều, tôi quyết định đầu tư trồng thử 200 gốc chanh đào xen canh với các loại cây ăn quả khác". Sau hơn 2 năm, đến nay, 200 gốc chanh đã cho gia đình ông Quang khoản thu nhập trên 50 triệu đồng.

Ông Quang cho biết thêm: Hiện nay, cây chanh vào giai đoạn phát triển ổn định, từ năm thứ 3 trở đi, cây chanh đào sẽ sai quả hơn, trung bình mỗi cây cho khoảng 30 – 40kg quả.

Với giá bán từ 30 – 40 nghìn đồng/kg như hiện nay, vườn chanh đào của gia đình tôi sẽ cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Cũng như ông Quang, ông Nguyễn Văn Tấn ở thôn 1 được nhiều người biết đến nhờ việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên diện tích gần 4 nghìn m2 đất của gia đình, trước kia chỉ trồng một số loại cây ăn quả cho giá trị thấp, cách đây khoảng 7 năm, ông đã mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng để đưa các giống cây cho hiệu quả kinh tế cao như cam đường canh, cam Vinh, bưởi Diễn…

Năm 2013, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây chanh đào mang lại, ông đã mua 300 cây chanh đào về trồng xen canh với các loại cây khác.

Đến nay, 300 cây chanh đào đã cho thu hoạch và mang lại nguồn thu nhập bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm.

Mô hình trồng chanh đào của gia đình ông Nguyễn Văn Tấn (thôn 1, xã Quảng Châu)

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng chanh đào, ông Tấn cho biết: Chanh đào là loại cây dễ trồng, tuy tán dày, cành có gai nhưng cũng không khó để chăm sóc.

Người trồng chanh không cần học hỏi kỹ thuật quá phức tạp mà chỉ lưu ý nhiệt độ, ủ gốc khi gặp nắng hạn vì nhiệt độ rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây, chất lượng của quả.

Cây chanh tuy cần nhiều nước vào thời kỳ ra hoa, đậu quả, nhưng không hợp ngập nước. Vì vậy, đất luôn được giữ tơi xốp, thông thoáng, tránh trồng ở đất thấp trũng.

Trường hợp đất thấp phải đào mương, lên luống.

Chanh cũng thích nghi ở cả khu đất xấu, mấp mô chứ không kén đất như các loại cây trồng có múi khác.

Cây cam từ lúc bắt đầu trồng đến lúc cho thu hoạch phải mất thời gian gần 3 năm, nhưng chanh đào đến năm thứ hai là đã cho thu hoạch. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi cây cho thu bình quân từ 30 – 40kg quả.

Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Châu có khoảng 50 hộ trồng chanh đào, tập trung thôn 1 và thôn 2.

Các hộ trồng với quy mô khác nhau, hộ trồng ít có từ 20 – 30 cây, hộ trồng nhiều từ 200 – 300 cây.

Với điều kiện thuận lợi là có quỹ đất rộng, trồng xen canh cây chanh đào với các loại cây có giá trị kinh tế khác đã mở ra hướng đi mới, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã, nhất là các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu lao động.

Bên cạnh đó, cây chanh đào dễ trồng, không đòi hỏi khắt khe trong chăm sóc.

Đây là một trong những hướng đi mới, có thể nhân rộng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp người nông dân vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận

Quang Thuận là địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cây cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn và là xã có diện tích lớn nhất huyện Bạch Thông.

16/09/2015
Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân

“Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi, lại mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt nên hai hội viên Trần Tấn Hiếu và Võ Thi đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”

16/09/2015
Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.

16/09/2015
Đánh thức vựa nhãn Sơn La Đánh thức vựa nhãn Sơn La

Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".

16/09/2015
Giúp cây nhãn phục hồi mở cửa thị trường tiềm năng rải vụ theo thị trường Giúp cây nhãn phục hồi mở cửa thị trường tiềm năng rải vụ theo thị trường

Sản xuất rải vụ cây nhãn đã đem lại những hiệu quả bước đầu, đồng thời tạo cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của trái cây đặc sản này.

16/09/2015