Chanh Bông Tím Lên Ngôi

Những năm gần đây diện tích trồng chanh bông tím ở các tỉnh ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đây là loại cây dễ trồng, cho trái quanh năm và đạt năng suất cao.
Chọn cây chanh bông tím là cây trồng chủ lực cho gia đình mình, ông Nguyễn Văn Nông, ở ấp Mỹ Trinh A, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang), trồng 0,5 ha với 500 cây chanh cho biết: “Từ trồng đến khi thu hoạch là 10 tháng, trung bình từ 20 – 25 ngày sẽ thu hoạch trái 1 lần, sản lượng đạt từ 1 – 4 tấn/lần thu hoạch, thu hoạch rộ vào tháng 4. Giá bán hiện tại 11.500 đ/kg (mùa thuận), giá từ 17.000 – 18.000 đ/kg (mùa nghịch)”.
Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.
Chăm sóc tốt chanh sẽ cho thu hoạch trên 10 năm. Chanh trồng với mật độ khoảng 3m/cây, năng suất đạt từ 20 – 30 kg/cây, trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đ.
Ông Nguyễn Văn Rô, cán bộ khuyến nông xã Hậu Mỹ Trinh cho biết: Tổng số diện tích trồng chanh bông tím của xã khoảng 15 ha. 3 – 4 năm gần đây, diện tích trồng chanh ở địa bàn xã phát triển mạnh.
Cùng thắng lợi như bao hộ trồng chanh khác, ông Ngô Văn Lợi, ở ấp 2, xã Mỹ Hiệp (Cao Lãnh, Đồng Tháp), trồng 1 ha chanh bông tím cho biết: Hiện chanh bán với giá 14.500 - 16.000 đ/kg, trừ chi phí thu lãi 200 triệu đ/ha. Ông Lợi chia sẻ: Chanh trồng từ 2 – 3 năm mới nên để trái vì khi đó tán cây đủ khỏe và không ảnh hưởng đến năng suất sau này. So với trồng ổi hoặc các loại cây trồng khác, trồng chanh khỏe hơn rất nhiều, bận việc có thể hôm sau xịt thuốc vẫn được...
Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh hiện có khoảng 300 ha chanh bông tím. Từ việc trồng bưởi, xoài, ổi nhưng không mang lại hiệu quả nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng chanh bông tím. Giá đỉnh điểm năm nay đứng ở mức 22.000 đ/kg, năm ngoái có lúc lên trên 30.000 đ/kg.
Ông Nguyễn Văn Bến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp cho biết: “Hiện diện tích trồng chanh trên địa bàn xã cũng tương đối lớn nên địa phương rất cân nhắc để định hướng cho nông dân sản xuất. Về phía xã sẽ hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, chăm sóc..., tiêu thụ sản phẩm".
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.