Chanh Bông Tím Lên Ngôi

Những năm gần đây diện tích trồng chanh bông tím ở các tỉnh ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đây là loại cây dễ trồng, cho trái quanh năm và đạt năng suất cao.
Chọn cây chanh bông tím là cây trồng chủ lực cho gia đình mình, ông Nguyễn Văn Nông, ở ấp Mỹ Trinh A, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang), trồng 0,5 ha với 500 cây chanh cho biết: “Từ trồng đến khi thu hoạch là 10 tháng, trung bình từ 20 – 25 ngày sẽ thu hoạch trái 1 lần, sản lượng đạt từ 1 – 4 tấn/lần thu hoạch, thu hoạch rộ vào tháng 4. Giá bán hiện tại 11.500 đ/kg (mùa thuận), giá từ 17.000 – 18.000 đ/kg (mùa nghịch)”.
Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.
Chăm sóc tốt chanh sẽ cho thu hoạch trên 10 năm. Chanh trồng với mật độ khoảng 3m/cây, năng suất đạt từ 20 – 30 kg/cây, trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đ.
Ông Nguyễn Văn Rô, cán bộ khuyến nông xã Hậu Mỹ Trinh cho biết: Tổng số diện tích trồng chanh bông tím của xã khoảng 15 ha. 3 – 4 năm gần đây, diện tích trồng chanh ở địa bàn xã phát triển mạnh.
Cùng thắng lợi như bao hộ trồng chanh khác, ông Ngô Văn Lợi, ở ấp 2, xã Mỹ Hiệp (Cao Lãnh, Đồng Tháp), trồng 1 ha chanh bông tím cho biết: Hiện chanh bán với giá 14.500 - 16.000 đ/kg, trừ chi phí thu lãi 200 triệu đ/ha. Ông Lợi chia sẻ: Chanh trồng từ 2 – 3 năm mới nên để trái vì khi đó tán cây đủ khỏe và không ảnh hưởng đến năng suất sau này. So với trồng ổi hoặc các loại cây trồng khác, trồng chanh khỏe hơn rất nhiều, bận việc có thể hôm sau xịt thuốc vẫn được...
Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh hiện có khoảng 300 ha chanh bông tím. Từ việc trồng bưởi, xoài, ổi nhưng không mang lại hiệu quả nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng chanh bông tím. Giá đỉnh điểm năm nay đứng ở mức 22.000 đ/kg, năm ngoái có lúc lên trên 30.000 đ/kg.
Ông Nguyễn Văn Bến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp cho biết: “Hiện diện tích trồng chanh trên địa bàn xã cũng tương đối lớn nên địa phương rất cân nhắc để định hướng cho nông dân sản xuất. Về phía xã sẽ hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, chăm sóc..., tiêu thụ sản phẩm".
Có thể bạn quan tâm

Thân cây vải thiều nhưng lại cho quả nhãn, điều kỳ diệu này đã xảy ra tại vườn cây ăn quả của gia đình nhà ông Lê Thế Hơn thôn Hiệp Tân xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Đầu năm mới, nhà vườn trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) phấn khởi vì lần đầu tiên sản phẩm cây ăn trái địa phương được xuất khẩu sang tận Mỹ.

Tại Hội nghị về sản xuất, tiêu thụ lúa và thủy sản vùng ĐBSCL tổ chức ngày 27/2, theo phản ánh từ các địa phương, khó khăn về thị trường, chính sách tín dụng là những thách thức đối với ngành hàng thủy sản.

Thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương, những năm qua, nông dân xã điểm xây dựng nông thôn mới Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) thực hiện mô hình trồng khoai lang luân canh lúa. Mô hình giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.

Khoảng mươi năm về trước, làng Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) được nhiều người biết đến với nghề nuôi ba ba nổi tiếng. Nhưng vài năm trở lại đây, cái tên Bạch Xá lại được cánh lái buôn trong nam, ngoài bắc biết đến là làng nuôi rắn hổ mang.