Chàng Trai Trẻ Làm Giàu Từ Kinh Tế Trang Trại

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, với mong muốn làm giàu trên mảnh đất cha ông để lại, anh Hoàng Đức Sự, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư đã quyết tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Và chính từ nơi đây ước mơ của anh đang dần trở thành hiện thực.
Năm 2003, khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương, gia đình anh đã mạnh dạn chuyển đổi 1,7 mẫu ruộng cấy lúa không hiệu quả sang làm mô hình VAC. Ban đầu vốn ít, chưa có kinh nhiệm gia đình anh chủ yếu nuôi vịt đẻ, lợn và thả các loại cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép; vườn cây chỉ trồng các loại cây lưu niên như hòe, bưởi nên những năm đầu thu nhập từ trang trại chưa cao.
Mặc dù vậy, anh vẫn không nản chí. Anh cho biết: trang trại được mở rộng diện tích từ năm 2006, sau khi có chủ trương của tỉnh về chuyển đổi trang trại sang chăn nuôi lợn tập trung, tôi nhận thêm hơn 2 mẫu, đầu tư cải tạo ao, lập vườn, xây thêm chuồng trại. Sau 4 năm vừa xây dựng, cải tạo vừa phát triển chăn nuôi, anh đã tạo nên một trang trại có quy hoạch khá chi tiết: 3 ao nhỏ diện tích khoảng 3 sào/ao dùng để ươm cá giống, 1 mẫu ao nuôi các loại cá thịt chủ yếu là cá trôi, trắm, mè; 200m2 làm chuồng nuôi lợn nái đẻ và lợn thịt; 400 m2 làm chuồng nuôi gia cầm; diện tích vườn còn lại và xung quanh ao anh trồng các loại cây ngắn ngày như hoa, đậu, đỗ, ngô, chuối, đu đủ, xoài, ổi…
Những năm qua, anh còn kết hợp với trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đạt hiệu quả khá cao. Năm 2009, gia đình anh thu khoảng 200 triệu đồng. Hiện tại trong chuồng luôn có khoảng 250 vịt và 50 gà đẻ cho sản phẩm hàng ngày, 60 lợn thịt... Riêng diện tích ao nuôi với hàng tấn cá các loại, dự kiến cho thu 1,7 – 2 tấn cá thịt. Anh tâm sự: có được thành công như ngày hôm nay, gia đình tôi đã gặp thất bại nhiều, nhưng càng thất bại tôi càng quyết tâm hơn, tìm tòi học hỏi, đồng thời tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; Trong những năm tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi, cải tạo vườn trồng hoa và cây cảnh phục vụ tết, tăng thu nhập cho gia đình.
Không chỉ làm kinh tế giỏi anh còn tham gia các hoạt động đoàn thể ở thôn, xã. Là bí thư đoàn thôn, phó chủ tịch hội liên hiệp thanh niên xã Vũ Tiến, anh luôn được bà con trong thôn, trong xã biểu dương, tin tưởng và tấm gương vượt khó, dám nghĩ dám làm đó đáng để bà con trong và ngoài xã học tập.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi người dân 2 xã Đông, xã Lơ Ku (Kbang , Gia lai) vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ vụ bắp (ngô) không có hạt thì đến lượt người dân xã Đăk Pơ Pho huyện Kon Chro của tỉnh này cũng khốn đốn bởi 2 giống bắp NK 67, NK 7328.

Khi chúng tôi đến, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm mồ hôi nhễ nhại, đang mải miết kéo lưới bắt cá; trên bờ bà con nông dân nói cười hồ hởi, chờ để nhận con giống về nuôi. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Nghề cá phường Hà An (TX Quảng Yên) vui vẻ nói với chúng tôi: “Khi nhận được tin Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản đã sản xuất thành công giống cá đối mục, bà con chúng tôi ai cũng mừng, cứ như sắp có một mùa bội thu lớn vậy.

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Hơn một năm qua, người chăn nuôi cả nước lao đao trước nghịch lý giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao, trong khi giá thực phẩm lại xuống thấp. Hiện giá thịt gia súc, gia cầm (GSGC) bắt đầu tăng trở lại và nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sau một thời gian dài "treo" chuồng đã quay trở lại chăn nuôi, khiến bài toán cung - cầu lệch nhau, làm bất ổn ngành chăn nuôi trong nước.