Chàng trai Chăm trồng măng tây xanh làm giàu

Theo anh Sắn, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã, anh được tham gia các buổi tập huấn và được đi thăm mô hình trồng cây măng tây xanh của một số hộ nông dân ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Được tiếp cận từ mô hình trồng măng tây, một loại cây mới trong vùng, kết hợp hệ thống tưới nước tiết kiệm, thấy rất khả quan, lại cho giá trị kinh tế cao hơn so với trồng cà chua, ớt, anh Sắn liền bắt tay vào trồng cây măng tây trên 1 sào đất hiện có.
Rồi sau đó anh đầu tư mở rộng diện tích trồng măng tây xanh lên 3 sào, đồng thời trồng thêm 150 cây đu đủ, 100 cây mãng cầu để làm bờ bao chắn gió, chắn cát bay. Đến nay gia đình anh Hứa Văn Sắn có thu nhập từ 3 sào đất trồng măng tây xanh, đu đủ, mảng cầu và chăn nuôi 5 con bò vỗ béo, cho thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra anh còn giúp cho 10 lao động tại địa phương có việc làm, đồng thời anh còn thu mua rau măng tây xanh của bà con trong vùng để làm hàng tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài tỉnh.
Anh Hứa Văn Sắn cho biết: Từ khi tiếp cận và sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm để trồng 3 sào măng tây xanh cho thu nhập khá, anh thấy được lợi ích của việc áp dụng hệ thống tưới nước mang lại là: Tiết kiệm được công lao động-lượng nước tưới-chi phí sản xuất. Vì vậy đã có nhiều bà con nông dân đến tham quan học hỏi mô hình phát triển kinh tế của anh, anh đều chỉ dẫn tận tình.
Với ý chí tự lực, từ hộ dân tộc nghèo, nhờ vào đức tính cần cù chịu khó lao động, biết vượt khó vươn lên, biết áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất canh tác, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm, gia đình anh Sắn đã có thu nhập kinh tế cao, vươn lên làm giàu. Chính vì thế trong nhiều năm liền gia đình anh Hứa Văn Sắn đều đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất giỏi, gia đình văn hóa. Năm 2015, anh Sắn được Hội Nông dân các cấp giới thiệu gương nông dân làm kinh tế giỏi và còn vinh dự được giới thiệu là đại biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương “Nông dân điển hình tiên tiến” toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ IV chức tại thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
“Những nông dân nghèo người Chăm chúng tôi có được đời sống khá giả như ngày nay, là có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, trong đó có Hội Nông dân”- anh Sắn tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.

Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Hiện giá tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn đang lên cao trở lại. Hiện tại, tôm thịt loại I có giá từ 1,6– 1,7 triệu đồng/kg; tôm thịt loại II có giá từ 1,5 – 1,6 triệu đồng/kg.

Tham gia thực hiện mô hình trồng lúa theo kỹ thuật SRI có 70 hộ với 6,8ha ở xã Yên Khê. Trên diện tích này bà con trồng giống lúa Thiên Nguyên ưu 16 với cách bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn khoa học của các ngành chức năng.