Chàng trai Chăm trồng măng tây xanh làm giàu

Theo anh Sắn, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã, anh được tham gia các buổi tập huấn và được đi thăm mô hình trồng cây măng tây xanh của một số hộ nông dân ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Được tiếp cận từ mô hình trồng măng tây, một loại cây mới trong vùng, kết hợp hệ thống tưới nước tiết kiệm, thấy rất khả quan, lại cho giá trị kinh tế cao hơn so với trồng cà chua, ớt, anh Sắn liền bắt tay vào trồng cây măng tây trên 1 sào đất hiện có.
Rồi sau đó anh đầu tư mở rộng diện tích trồng măng tây xanh lên 3 sào, đồng thời trồng thêm 150 cây đu đủ, 100 cây mãng cầu để làm bờ bao chắn gió, chắn cát bay. Đến nay gia đình anh Hứa Văn Sắn có thu nhập từ 3 sào đất trồng măng tây xanh, đu đủ, mảng cầu và chăn nuôi 5 con bò vỗ béo, cho thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra anh còn giúp cho 10 lao động tại địa phương có việc làm, đồng thời anh còn thu mua rau măng tây xanh của bà con trong vùng để làm hàng tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài tỉnh.
Anh Hứa Văn Sắn cho biết: Từ khi tiếp cận và sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm để trồng 3 sào măng tây xanh cho thu nhập khá, anh thấy được lợi ích của việc áp dụng hệ thống tưới nước mang lại là: Tiết kiệm được công lao động-lượng nước tưới-chi phí sản xuất. Vì vậy đã có nhiều bà con nông dân đến tham quan học hỏi mô hình phát triển kinh tế của anh, anh đều chỉ dẫn tận tình.
Với ý chí tự lực, từ hộ dân tộc nghèo, nhờ vào đức tính cần cù chịu khó lao động, biết vượt khó vươn lên, biết áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất canh tác, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm, gia đình anh Sắn đã có thu nhập kinh tế cao, vươn lên làm giàu. Chính vì thế trong nhiều năm liền gia đình anh Hứa Văn Sắn đều đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất giỏi, gia đình văn hóa. Năm 2015, anh Sắn được Hội Nông dân các cấp giới thiệu gương nông dân làm kinh tế giỏi và còn vinh dự được giới thiệu là đại biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương “Nông dân điển hình tiên tiến” toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ IV chức tại thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
“Những nông dân nghèo người Chăm chúng tôi có được đời sống khá giả như ngày nay, là có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, trong đó có Hội Nông dân”- anh Sắn tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay, người dân ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch quả mác mật với nềm vui được mùa, được giá.

Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 5,5 tỷ USD.

Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại chợ Hà Vị, TP. Bắc Giang” được coi là mô hình chợ an toàn đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ông Nguyễn Tiến Từ - Chủ tịch UBND xã Phong Hải chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, quản lý quy hoạch, sản xuất vùng nuôi tôm trên cát của địa phương tại Diễn đàn KN @ NN "Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng an toàn, bền vững ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.

Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.