Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chàng Kỹ Sư Có Vườn Chanh Thu Nhập Trăm Triệu

Chàng Kỹ Sư Có Vườn Chanh Thu Nhập Trăm Triệu
Ngày đăng: 19/09/2014

Năm nay, anh Lê Hữu Trường đã bước sang tuổi 34, vậy mà anh vẫn chưa tính đến chuyện lập gia đình. Tìm hiểu mới biết, chàng kỹ sư này đang mải mê làm giàu từ vườn chanh hoa tím cùng với việc nghiên cứu, xử lý và điều trị các loại bệnh trên cây trồng.

Năm 2003, tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội với tấm bằng loại khá. Nhận bằng được ít hôm, xác định quê nhà (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là nơi đất chật người đông, không có điều kiện để phát huy những kiến thức đã được trang bị từ nhà trường sau 5 năm theo học, Lê Hữu Trường quyết định rời quê nhà Ninh Bình vào Lâm Đồng.

Vùng đất chàng kỹ sư này lựa chọn để lập nghiệp là xã Tân Hội, huyện Đức Trọng. Vốn liếng của anh là hai bàn tay trắng, nhưng bù lại, Trường được trang bị tương đối đầy đủ những kiến thức cơ bản về ngành nông nghiệp. Anh lao vào làm việc để có tiền trang trải cuộc sống.

Sau một thời gian công tác tại một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng về nông nghiệp, cây trồng; kỹ sư Lê Hữu Trường quyết định ra làm riêng. Bằng những kiến thức cơ bản đã được học trong nhà trường, công việc đầu tiên của anh là nhận xử lý vỏ cà phê thành phân hữu cơ vi sinh với giá 300.000 đồng/tấn.

3 năm sau, vào năm 2006, kỹ sư trẻ Lê Hữu Trường đã tậu được 4.000m2 đất sản xuất nông nghiệp trị giá 14 cây vàng vào thời điểm đó. Có đất trong tay, anh Trường lại càng hăng say lao động sản xuất. Để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất, kỹ sư Lê Hữu Trường đã tìm hiểu trồng xen canh nhiều giống cây cùng lúc. Trên 4.000m2 đất này, kỹ sư Trường cho trồng 332 gốc chanh hoa tím là cây chính. Xác định lấy ngắn nuôi dài, tất cả những khoảng đất trống sau khi trồng chanh, anh Trường trồng rau bồ ngót.

Để giữ ẩm cho chanh và rau bồ ngót, chàng kỹ sư này còn làm giàn trồng mướp hoặc bầu với mật độ che phủ vừa phải, vừa đảm bảo để làm mát cho đất nhưng vẫn cung cấp đủ ánh sáng cho các cây trồng phía dưới. Vậy là trên 4.000m2 đất này quanh năm có nông sản được thu hoạch.

Hiện mỗi ngày, anh Trường bán được khoảng 400.000 đồng tiền chanh sau 2 năm gieo trồng, 200.000 đồng tiền rau bồ ngót. Vào vụ mướp hoặc bầu, cứ cách ít ngày anh Trường còn kiếm thêm được vài trăm nghìn đồng.

Anh Trường tiết lộ, chanh hoa tím là loại cây cho ra quả quanh năm, mùa hè là thời gian cho quả rộ và giá cũng rẻ nhất, bán 10.000 đồng/kg. Vào những tháng cuối năm và đầu năm kế tiếp, đây là thời điểm chanh khan hiếm, giá có thể lên tới trên 30.000 đồng/kg nên hiệu quả đem lại từ cây chanh hoa tím là rất lớn.

Chanh hoa tím là loại chanh thuần chủng của Việt Nam, quả mọng nước, có hương thơm đặc trung, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên mỗi quả chanh trong vườn anh Trường thường nặng tới 1 lạng. Đã hai năm qua, từ khi vườn chanh hoa tím bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, 4.000m2 đất này đã đem về cho anh Trường ngót trăm triệu đồng tiền lãi, đó là số thu nhập mơ ước của người dân địa phương.

Anh Trường cho biết, trong thời gian tới, anh sẽ trồng thử nghiệm một số loại cây mới, trong đó có cây đinh lăng làm thuốc, cây bơ trái vụ… Theo tính toán của chàng kỹ sư này, hiệu quả kinh tế đem lại sẽ rất cao. Về mô hình làm nông nghiệp của kỹ sư Lê Hữu Trường, Hội Nông dân xã Tân Hội nhận định, đây là mô hình hay, quanh năm có nông sản cho thu hoạch trên cùng một diện tích đất, hiệu quả kinh tế đem lại rõ ràng là cao hơn hẳn so với việc chuyên canh các cây hoa màu khác.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Dùng Đệm Lót Sinh Học Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi Nuôi Heo Dùng Đệm Lót Sinh Học Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi

Sử dụng trấu, mùn cưa trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa làm đệm lót để nuôi heo không chỉ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được ngày công khi không phải vệ sinh chuồng trại. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho những người muốn duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu dân cư.

15/08/2014
Thanh Long Vuột Mất Cơ Hội Bứt Phá Thanh Long Vuột Mất Cơ Hội Bứt Phá

Thay vì cần có chiến lược phát triển bài bản để ngày càng nâng cao chất lượng và chiếm ưu thế trên thị trường thế giới, vậy mà giờ đây trái thanh long Việt Nam đối diện với nguy cơ cạnh tranh với nhiều nước, không chỉ về thị trường mà cả về giống, chất lượng và quy trình kỹ thuật.

15/08/2014
Thị Trường Bấp Bênh, Hàng Ngàn Hộ Nuôi Gà Đồi Yên Thế Gặp Khó Thị Trường Bấp Bênh, Hàng Ngàn Hộ Nuôi Gà Đồi Yên Thế Gặp Khó

Hàng nghìn hộ dân đã phải giảm đàn nuôi, thậm chí là phải treo chuồng. Thực tế này cho thấy, sự phát triển của gà đồi Yên Thế còn bấp bênh, thiếu bền vững dù là một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu mạnh.

15/08/2014
Không Để “Cò Mồi” Lợi Dụng Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Không Để “Cò Mồi” Lợi Dụng Chính Sách Phát Triển Thủy Sản

Để triển khai chính sách phát triển thủy sản, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý Ngân hàng Nhà nước tăng cường tuyên truyền, minh bạch chính sách cho vay ưu đãi tới tận cơ sở, tránh tình trạng ngư dân không nắm hết chính sách, bị “cò mồi” lợi dụng để trục lợi…

15/08/2014
Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Đầu Tiên Đạt Chuẩn GlobalGAP Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Đầu Tiên Đạt Chuẩn GlobalGAP

Ngày 8/8, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho Tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh gồm 4 tổ viên, do ông Giảng Văn Bảy, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần làm tổ trưởng, với tổng diện tích 1,2ha.

15/08/2014