Chăn nuôi vượt qua trồng trọt

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng chính (chiếm 80,8%, tăng bình quân 20,3%/năm); ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, từng bước hình thành một số trung tâm thương mại văn minh (chiếm 16,5%, tăng bình quân 17,2%/năm); nông nghiệp chỉ còn 2,7%.
Ngành nông nghiệp huyện Bình Chánh chuyển dịch theo hướng tích cực khi tỷ trọng chăn nuôi đã vượt qua trồng trọt, các mô hình chuyển đổi cây trồng tiếp tục được nhân rộng (hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn), mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân đạt từ 200 triệu - 1,2 tỷ đồng/ha/năm (tăng bình quân 4,7%/năm). Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước đạt 20,4%, từ năm 2010 đến 2015 thu, nộp ngân sách trên 4.000 tỷ đồng.
Từ một huyện với cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa đồng bộ, nạn ô nhiễm môi trường, dân số cơ học tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của địa phương, giờ đây UBND huyện cùng người dân Bình Chánh đã tạo nên bộ mặt mới khi cơ sở hạ tầng dần được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, thu nhập bình quân đầu người trên 40,4 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm hiện tại, ngành cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước khi duy trì được mức tăng ổn định. Tuy nhiên, do có quá nhiều đầu mối xuất khẩu, trong bối cảnh khủng hoảng thừa, hàng hóa tồn kho, sản xuất cầm chừng, các doanh nghiệp đã phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến nông dân gánh chịu mọi thiệt thòi.

Người nuôi muốn tăng trọng cho bò chỉ cần cắt rau về nấu cháo trộn ít cám gạo, đồng thời cho bò uống ít nước muối pha loãng để giúp bò tiêu hóa nhanh. Hàng ngàn hộ gia đình ở các miền quê Phú Yên đang áp dụng phương pháp này để vỗ béo cho bò.

Hơn tháng qua, giá heo hơi trên thị trường Phú Yên liên tục tăng, nhiều hộ chăn nuôi gầy lại đàn giống để ổn định đàn heo thịt chuẩn bị cho vụ heo tết sắp tới.

Cá tra là đối tượng được nuôi phổ biến ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.

Trong 5 năm qua (2008 - 2013), sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn thành phố Hải Phòng đạt bình quân 49.789 tấn, tăng bình quân 4,53%/năm. Sản xuất giống thủy sản của thành phố phát triển mạnh, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Hằng năm, Hải Phòng sản xuất hơn 1 tỷ con giống thủy sản, trong đó, có nhiều giống thủy sản có giá trị, chất lượng cao như cua biển, tôm rảo, tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá Giò, cá Song.