Chăn nuôi vượt qua trồng trọt

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng chính (chiếm 80,8%, tăng bình quân 20,3%/năm); ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, từng bước hình thành một số trung tâm thương mại văn minh (chiếm 16,5%, tăng bình quân 17,2%/năm); nông nghiệp chỉ còn 2,7%.
Ngành nông nghiệp huyện Bình Chánh chuyển dịch theo hướng tích cực khi tỷ trọng chăn nuôi đã vượt qua trồng trọt, các mô hình chuyển đổi cây trồng tiếp tục được nhân rộng (hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn), mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân đạt từ 200 triệu - 1,2 tỷ đồng/ha/năm (tăng bình quân 4,7%/năm). Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước đạt 20,4%, từ năm 2010 đến 2015 thu, nộp ngân sách trên 4.000 tỷ đồng.
Từ một huyện với cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa đồng bộ, nạn ô nhiễm môi trường, dân số cơ học tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của địa phương, giờ đây UBND huyện cùng người dân Bình Chánh đã tạo nên bộ mặt mới khi cơ sở hạ tầng dần được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, thu nhập bình quân đầu người trên 40,4 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.

Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.

Sở NN&PTNT cho biết, trong vụ lúa hè thu chính vụ 2014, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với nhiều doanh nghiệp triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa.

Dòng sông Yên lững lờ uốn lượn qua nhiều xã phía nam huyện Quảng Xương. Tự ngàn đời, dòng nước trong xanh với đôi bờ cây lá xum xuê không chỉ mang lại phong cảnh hữu tình cho các xã vùng chiêm trũng mà sông Yên còn bồi lắng phù sa cho đồng ruộng tốt tươi.

Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.