Chăn nuôi vượt qua trồng trọt

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng chính (chiếm 80,8%, tăng bình quân 20,3%/năm); ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, từng bước hình thành một số trung tâm thương mại văn minh (chiếm 16,5%, tăng bình quân 17,2%/năm); nông nghiệp chỉ còn 2,7%.
Ngành nông nghiệp huyện Bình Chánh chuyển dịch theo hướng tích cực khi tỷ trọng chăn nuôi đã vượt qua trồng trọt, các mô hình chuyển đổi cây trồng tiếp tục được nhân rộng (hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn), mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân đạt từ 200 triệu - 1,2 tỷ đồng/ha/năm (tăng bình quân 4,7%/năm). Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước đạt 20,4%, từ năm 2010 đến 2015 thu, nộp ngân sách trên 4.000 tỷ đồng.
Từ một huyện với cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa đồng bộ, nạn ô nhiễm môi trường, dân số cơ học tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của địa phương, giờ đây UBND huyện cùng người dân Bình Chánh đã tạo nên bộ mặt mới khi cơ sở hạ tầng dần được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, thu nhập bình quân đầu người trên 40,4 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.

Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.

Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.

Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, những năm qua, từ nguồn điệp quạt, công ty sản xuất, chế biến thành những sản phẩm xuất khẩu. Bây giờ, điệp quạt cạn kiệt, công ty có trách nhiệm hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng vùng nuôi điệp quạt tập trung. Qua việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp quạt này, người dân có thêm thu nhập, công ty có vùng nguyên liệu ổn định để thực hiện các đơn hàng. Hơn thế, với vùng nuôi tập trung, có người quản lý, theo dõi... điệp quạt sau khi khai thác, chế biến sẽ bảo đảm sạch, đáp ứng các yếu tố cho việc xây dựng thành công chương trình chứng nhận MSC cũng như truy được xuất xứ nguồn gốc loài điệp quạt. Từ đó, giá trị con điệp quạt được nâng lên, không chỉ bán được giá cao mà cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng nhiều.

Tình trạng khai thác thủy sản hủy diệt, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Các khu bảo vệ thủy sản (BVTS) ở đầm phá được thành lập, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng ngư dân được nâng cao.