Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định

Đàn gia cầm phát triển nhanh ước đạt hơn 5,5 triệu con, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Trong đó đàn gà ước đạt hơn 4,9 triệu con, tăng 14% so cùng kỳ. Mặt khác, giá gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi ổn định và có phần nhích hơn tháng trước, nên người dân yên tâm chăn nuôi.
Toàn tỉnh hiện có 79 trang trại chăn nuôi lợn, tăng 21 trang trại so cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều ở huyện Dương Minh Châu và Châu Thành. Đến thời điểm này, tổng đàn lợn trong tỉnh có hơn 195.000 con, tăng 1,8% so cùng kỳ năm trước.
Mặc dù so cùng kỳ tổng đàn chỉ có sự tăng nhẹ nhưng có sự chuyển đổi rõ rệt trong cơ cấu nuôi, cụ thể đàn lợn nuôi theo mô hình trang trại tăng mạnh thay cho mô hình nuôi nhỏ lẻ trong dân không có hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì và phát triển ổn định. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng gần 10% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm nhưng được phát hiện và điều trị kịp thời. Các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên làm vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.
Tổ chức tiêm phòng vắcxin cúm cho đàn gia cầm trên phạm vi toàn tỉnh; đẩy mạnh công tác kiểm dịch tại gốc, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia súc xuất, nhập tỉnh và đưa vào các lò mổ.
Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của bệnh bước đầu được ghi nhận là: cây lùn thấp; các lá xếp sít lại hình rẻ quạt, có màu xanh đậm và co nhăn; cây xiêu vẹo, đổ nghiêng trên ruộng.

Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2013 (tăng 2,4%), XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc quý I/2014 đã hồi phục mạnh với giá trị đạt 129 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2013.

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.