Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Thua Lỗ Và Mối Lo Giá Thực Phẩm Tăng Trở Lại

Chăn Nuôi Thua Lỗ Và Mối Lo Giá Thực Phẩm Tăng Trở Lại
Ngày đăng: 19/05/2012

Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Theo tính toán của giới chăn nuôi, hiện nay, người nuôi heo lỗ 700.000 đồng/con. Nuôi gà thịt lỗ 3.000 đồng/kg, vịt lỗ 4.000 đồng/kg, nuôi gà đẻ lỗ 400 – 500 đồng/trứng.

Phải huỷ bớt con giống

Ông Nguyễn Quốc Trung, tổng giám đốc công ty chăn nuôi Japfa Việt Nam, cho biết liên tục từ tháng 12.2011 đến giữa tháng 3.2012, người nuôi gà trắng công nghiệp bị lỗ mỗi ký gà lông ít nhất 8.000 đồng. Mãi đến nửa cuối tháng 3 vừa rồi giá bán mới tăng lên trên 34.000 đồng, nhưng ngay sau đó đến đầu tháng 4 lại tụt xuống 31.000 đồng và duy trì cho đến nay. Ông Trung nói đã gắn bó với nghề nuôi gà công nghiệp nhiều năm nhưng nay mới chứng kiến đợt thua lỗ kéo dài như vậy (sáu tháng). Theo ông, trong chăn nuôi gà thịt, mỗi năm, thời gian lỗ ở mức cho phép tối đa chỉ bốn tháng, ba tháng huề vốn, còn lại năm tháng lời mới đảm bảo chi phí đầu tư trong năm. Tuy nhiên, với tình hình như thời gian qua, thua lỗ đã vượt quá mức cho phép và quá sức chịu đựng của người chăn nuôi.

Theo tìm hiểu, hầu hết người chăn nuôi đang đối phó với tình trạng thua lỗ bằng cách giảm đàn, hoặc bỏ nuôi. Điều này có thể kiểm chứng qua thị trường con giống đang rất trầm lắng. Giá gà giống công nghiệp, vịt còn 3.000 – 4.000 đồng/con, thấp hơn giá thành 4.000 – 5.000 đồng; còn heo giống thì thấp hơn giá vốn 20.000 – 30.000 đồng/kg mà không có ai hỏi mua.

Thị trường giống già thịt hiện chủ yếu do ba công ty là C.P, Japfa, Emivest cung cấp, trung bình khoảng 6 – 7,5 triệu con/tháng. Ông Nguyễn Quốc Trung cho hay, trước đây các công ty bán giống ra ngoài cho dân nuôi, tỷ lệ 30%, nhưng nay chỉ bán được khoảng 5 – 8%. Gà giống không bán được thì công ty phải “ôm” nuôi, nhưng vì giá gà thịt quá thấp nên buộc họ phải huỷ bớt con giống. “Thứ nhất là giảm số đầu con giống bằng cách đem huỷ như đốt bớt đi, thứ hai là ngắt điện, giội nước để trứng bị hư hỏng trước khi nở”, ông Trung nói.

Ông Lê Văn Mễ, giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn cũng cho hay với giá bán khoảng 40.000 đồng/kg heo hơi như hiện nay, người chăn nuôi đang lỗ 700.000 – 800.000 đồng/con heo trọng lượng 100 kg. Chính vì vậy, thời gian này rất ít nông dân bỏ tiền gầy đàn. “Trước đây, mỗi tháng công ty bán ra 2.000 heo giống, nhưng vài tháng nay lâu lâu mới có một vài người hỏi mua số lượng vài trăm con”, ông Mễ nói. Ông Mễ cho hay, Phú Sơn đang áp dụng biện pháp nuôi số heo giống dư thừa, mặt khác sàng lọc bớt đàn nái bằng cách giết thịt để giảm chi phí.

Giá thực phẩm sẽ tăng trở lại?

Một trại gà đẻ ở Hố Nai, Đồng Nai vừa phải bán hơn 1/3 trong tổng số 60.000 con chỉ vì giá bán trứng quá thấp, không bù đủ chi phí. Cũng vì thua lỗ quá nặng, một người chăn nuôi heo lão luyện như ông Kim Chung, ở xã Bầu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cũng vừa phải xoá sổ đàn heo thương phẩm hơn 5.000 con. Qua trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Văn Thế, chi cục trưởng chi cục Thú y tỉnh Long An cho biết vài tháng trở lại đây, địa phương này cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho đàn heo, gia cầm nuôi mới rất ít. Nguyên nhân chủ yếu do “giá bán thấp quá nên nông dân không dám nuôi mới!”

Quy luật thị trường thực phẩm vài năm trở lại đây cho thấy, sau đợt giảm giá kéo dài sẽ xảy ra tình trạng hụt nguồn cung, giá tăng mạnh trở lại và dễ gây sốt. Một số doanh nghiệp cho rằng thị trường hiện nay rất giống với diễn biến hồi năm 2010. Trong năm này, ngành chăn nuôi cũng xảy ra dịch bệnh, nông dân thua lỗ, giảm đàn. Hậu quả là sang năm 2011, giá thực phẩm tăng 50 – 70% và là một trong những nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ lạm phát hơn 16%.

Theo ông Văn Đức Mười, tổng giám đốc công ty Vissan, giữa thời điểm giá sản phẩm tụt giảm thì nguyên liệu thức ăn đầu vào lại tăng tới 30 – 40% so với hồi đầu năm nay. “Ngành chăn nuôi đang chịu quá nhiều áp lực, giá thực phẩm tăng trong vài tháng tới là không thể tránh khỏi”, ông nói.

Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Mía Giải Pháp Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Mía

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất.

26/08/2014
Đề Nghị Phân Bổ Hơn 114 Tỷ Đồng Xây Dựng Khu Neo Đậu Tàu Cá Tại Hội An Đề Nghị Phân Bổ Hơn 114 Tỷ Đồng Xây Dựng Khu Neo Đậu Tàu Cá Tại Hội An

Ngày 25.8, UBND tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách trung ương của dự án đầu tư khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại xã Cẩm Thanh (TP.Hội An) với số vốn hơn 114 tỷ đồng.

26/08/2014
Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Cói Nguyên Liệu Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Cói Nguyên Liệu

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).

26/08/2014
Chính Thức Miễn Thuế Xuất Khẩu Cao Su Tự Nhiên Chính Thức Miễn Thuế Xuất Khẩu Cao Su Tự Nhiên

Sau gần 2 tháng xin ý kiến, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC xuống 0%.

26/08/2014
Gần 9.000 Ha Rừng Được Trồng Mới Gần 9.000 Ha Rừng Được Trồng Mới

Nhờ đó, tính đến ngày 20-8, toàn tỉnh đã trồng mới được 8.901,3 ha/10.860 ha, đạt 82% kế hoạch; trong đó, rừng trồng từ dự án WB3 là 1.975,1 ha, dự án Jica2 là 428,8 ha, từ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là 5.770,4 ha, doanh nghiệp và dân tự trồng là 727 ha.

26/08/2014