Chăn nuôi thành công nhờ khóa tập huấn của Hội

Mô hình nuôi gà ri lai của gia đình chị Đinh Thị Thắng (Yên Bái).
Trước kia gia đình chị Thắng vào diện nghèo khó.
Bên cạnh việc nương rẫy, đồng áng, chị Thắng còn chạy chợ nhưng thu nhập vẫn bấp bênh.
Năm 2010, sau khi được tham gia khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm do Hội ND xã tổ chức, chị Thắng mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi 100 con gà ri lai.
Ban đầu chị nuôi quy mô nhỏ để vừa có thu nhập vừa tích lũy, đúc rút kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức mới.
Dần dà, khi kỹ năng chăn nuôi đã vững vàng hơn, chị tăng dần số lượng đàn gà nuôi sau mỗi lứa.
“Quan trọng là khâu vệ sinh, khử trùng chuồng trại và thú y.
Chuồng gà phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín, ấm vào mùa đông.
Gà nuôi phải tuân thủ tiêm phòng vaccine cũng như phòng, chống một số bệnh thường gặp trên gia cầm”-chị Thắng thổ lộ.
Từ chỗ chỉ nuôi 100 con/lứa, chị Thắng tăng dần lên 700-800 con/lứa, có thời điểm chị nuôi hơn 1.000 con/lứa.
Hai năm trở lại đây, bình quân mỗi năm chị nuôi 3 lứa gà ri lai/năm với tổng cộng hơn 3 tấn gà thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng.
Không chỉ thoát được nghèo, từ nuôi gà ri lai, chị Thắng còn xây được căn nhà khang trang, mua sắm vật dụng trong gia đình, cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.
Chị Thắng chia sẻ: “Sở dĩ tôi chọn gà ri lai bởi giống này có thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.
Giống gà ri lai chất lượng thịt thơm, ngon nên dễ được thị trường chấp nhận…”.
Từ thành công của gia đình, chị Thắng đã cùng Hội ND cơ sở tuyên truyền, giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hộ khác trong vùng phát triển mô hình nuôi gà ri lai.
Bản thân chị Thắng đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi và giúp đỡ con giống cho nhiều hộ khác.
Chị Nguyễn Thị Huệ, thôn Sơn Trung cho biết: “Nhờ chị Thắng bày cho cách thức mà gia đình tôi đã gây dựng được mô hình nuôi gà ri lai với quy mô 200-300 con/lứa.
Tuy chưa có của ăn của để nhưng mức sống của gia đình tôi đã khấm khá hơn hẳn lúc trước…”.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.