Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi thành công nhờ khóa tập huấn của Hội

Chăn nuôi thành công nhờ khóa tập huấn của Hội
Ngày đăng: 23/11/2015

Mô hình nuôi gà ri lai của gia đình chị Đinh Thị Thắng (Yên Bái).

Trước kia gia đình chị Thắng vào diện nghèo khó.

Bên cạnh việc nương rẫy, đồng áng, chị Thắng còn chạy chợ nhưng thu nhập vẫn bấp bênh.

Năm 2010, sau khi được tham gia khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm do Hội ND xã tổ chức, chị Thắng mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi 100 con gà ri lai.

Ban đầu chị nuôi quy mô nhỏ để vừa có thu nhập vừa tích lũy, đúc rút kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức mới.

Dần dà, khi kỹ năng chăn nuôi đã vững vàng hơn, chị tăng dần số lượng đàn gà nuôi sau mỗi lứa.

“Quan trọng là khâu vệ sinh, khử trùng chuồng trại và thú y.

Chuồng gà phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín, ấm vào mùa đông.

Gà nuôi phải tuân thủ tiêm phòng vaccine cũng như phòng, chống một số bệnh thường gặp trên gia cầm”-chị Thắng thổ lộ.

Từ chỗ chỉ nuôi 100 con/lứa, chị Thắng tăng dần lên 700-800 con/lứa, có thời điểm chị nuôi hơn 1.000 con/lứa.

Hai năm trở lại đây, bình quân mỗi năm chị nuôi 3 lứa gà ri lai/năm với tổng cộng hơn 3 tấn gà thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng.

Không chỉ thoát được nghèo, từ nuôi gà ri lai, chị Thắng còn xây được căn nhà khang trang, mua sắm vật dụng trong gia đình, cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

Chị Thắng chia sẻ: “Sở dĩ tôi chọn gà ri lai bởi giống này có thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.

Giống gà ri lai chất lượng thịt thơm, ngon nên dễ được thị trường chấp nhận…”.

Từ thành công của gia đình, chị Thắng đã cùng Hội ND cơ sở tuyên truyền, giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hộ khác trong vùng phát triển mô hình nuôi gà ri lai.

Bản thân chị Thắng đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi và giúp đỡ con giống cho nhiều hộ khác.

Chị Nguyễn Thị Huệ, thôn Sơn Trung cho biết: “Nhờ chị Thắng bày cho cách thức mà gia đình tôi đã gây dựng được mô hình nuôi gà ri lai với quy mô 200-300 con/lứa.

Tuy chưa có của ăn của để nhưng mức sống của gia đình tôi đã khấm khá hơn hẳn lúc trước…”.


Có thể bạn quan tâm

Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca? Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca?

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

10/06/2015
Tỷ phú ở Ia Chía Tỷ phú ở Ia Chía

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

10/06/2015
Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.

10/06/2015
Đông Thạnh gắng sức về đích đúng hẹn Đông Thạnh gắng sức về đích đúng hẹn

Hiện nay, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, đang ở giai đoạn quyết liệt để sẵn sàng cho chặng đường cuối về đích trong năm nay.

10/06/2015
Khai phóng tiềm năng kinh tế biển Khai phóng tiềm năng kinh tế biển

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, ngư dân huyện Duy Xuyên đã mạnh dạn đầu tư cải hoán, nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn vươn khơi đánh bắt.

10/06/2015