Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi nhỏ sẽ đứng vững

Chăn nuôi nhỏ sẽ đứng vững
Ngày đăng: 30/10/2015

Tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế” do Bộ NN-PTNT phối hợp với một số tổ chức quốc tế diễn ra hôm qua (27/10), Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, đến thời điểm này, Việt Nam đã tham gia tổng cộng 15 Hiệp định FTA.

 Theo đó, Việt Nam sẽ phải thực hiện các nhóm cam kết đối với ngành chăn nuôi, quan trọng nhất là cắt giảm thuế quan, loại bỏ hạn ngạch, cam kết giảm bóp méo thị trường (bỏ trợ cấp)…

Theo đó từ năm 2016 - 2018, đa số các sản phẩm như thịt bò, thịt lợn và phụ phẩm thịt bò, phụ phẩm thịt lợn; thịt gia cầm, trứng, sữa… sẽ có mức thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp từ 5 - 10% đối với nhiều nước như khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Newzeland – Úc, Ấn Độ…

Theo TS.Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), việc giảm thuế NK sẽ có tác động mạnh nhất đối với một số nhóm sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam bao gồm phụ phẩm gà NK từ Mỹ, Thái Lan và Hàn Quốc; thịt gà, thịt bò, thịt bò đông lạnh, sữa nguyên liệu từ Ấn Độ, Newzeland, Úc và thịt lợn từ EU (Tây Ban Nha, Đan Mạch).

Đánh giá về nguy cơ của những sức ép này, TS Khôi cho rằng chăn nuôi Việt Nam sẽ vẫn có “miếng đánh” riêng dựa vào đặc thù tiêu dùng của người Việt.

TS.Đoàn Xuân Trúc (Hội Chăn nuôi Việt Nam) cũng cho rằng, tổ chức chuỗi liên kết giá trị khép kín trong chăn nuôi sẽ là chìa khía để chăn nuôi nông hộ tồn tại, bằng chứng tại TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai cho thấy có thể tiết kiệm được 12-22% chi phí SX nếu khép kín được chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, HTX chăn nuôi cũng là yêu cầu không thể thiếu thời gian tới.

Một nghiên cứu của IPSARD mới đây về mức độ ưa thích trong tiêu dùng thịt của người Việt Nam (với mức điểm tối đa là 10) cho thấy, nhóm thích sản phẩm đông lạnh chỉ đạt 2.1 điểm; nhóm thích thịt ướp lạnh chỉ 2.2 điểm và nhóm thích thịt tươi sống đạt tới 9.4 điểm.

Điều này cho thấy lợi thế đối với các sản phẩm thịt tươi sống tiêu dùng trong nước sẽ vẫn là lợi thế cạnh tranh của chăn nuôi Việt Nam trước cơn lốc thịt NK.

Cũng theo TS Khôi, các hộ chăn nuôi gà quy mô lớn và vừa, đặc biệt là chăn nuôi gà lông trắng, các hộ chăn nuôi lợn quy mô trên 50 con cung cấp cho các thành phố lớn, các hộ chăn nuôi bò thịt ven thành thị sẽ là các đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh và sớm nhất bởi các hiệp định FTA.

Trái lại, các hộ chăn nuôi nhỏ, đặc biệt là ở vùng nông thôn trước mắt sẽ vẫn có lợi thế, ít chịu ảnh hưởng hơn do đặc thù SX và tiêu thụ tại chỗ, ít phải thông qua các hệ thống tiêu thụ nhiều tầng nấc.

Cùng nhận định này, TS Ma.Lucila Lapar, trưởng nhóm nghiên cứu Chuỗi giá trị chăn nuôi – thủy sản (Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế) cho rằng, nếu xây dựng được chuỗi liên kết từ SX đến tiêu thụ, đồng thời tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp như thủy hải sản, kết hợp với tận dụng giá trị trong chăn nuôi như SX phân bón, khí sinh học…, chăn nuôi nhỏ hoàn toàn có thể trụ vững trước hội nhập.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Bình Định nhận công nghệ ngư cụ hiện đại của Nhật Bản Ngư dân Bình Định nhận công nghệ ngư cụ hiện đại của Nhật Bản

Công nghệ và ngư cụ hiện đại đến từ đất nước Nhật Bản đã chính thức được chuyển giao cho 25 tàu cá tại Bình Định nhằm giúp ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương hiệu quả, đảm bảo chất lượng và nâng cao thu nhập từ nghề đánh bắt.

01/11/2015
Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản

Anh Phan Văn Tốt, phường Phước Mỹ, TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) vừa cho nhân giống thành công dê bách thảo với dê Boer tạo ra một giống dê lai mới có trọng lượng vượt trội, màu lông đẹp, thị trường ưa chuộng.

01/11/2015
Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá lồng trên hồ Bảo Linh Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá lồng trên hồ Bảo Linh

Ngày 29-10, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình "Nuôi cá lồng trên hồ chứa nước Bảo Linh".

02/11/2015
Ngư tặc lộng hành Ngư tặc lộng hành

Ngư tặc không trừ bất cứ một thủ đoạn nào, từ đánh bắt bằng giã cào, xung điện đến cả bằng mìn… Trong khi lực lượng chức năng quá mỏng, phương tiện thiếu thốn nên gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

02/11/2015
Nguy cơ mất thị trường thủy sản Nguy cơ mất thị trường thủy sản

Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại các thị trường đã gần bằng cả năm ngoái (181 lô so với 187 lô). Tôm là mặt hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 82 lô (cả năm 2014 có 86 lô tôm bị cảnh báo)...

02/11/2015