Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Khó Sống Thời Hội Nhập

Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Khó Sống Thời Hội Nhập
Ngày đăng: 16/01/2015

Chiếm 40 - 50% trong tổng sản lượng sản phẩm chăn nuôi của cả nước nhưng chăn nuôi nông hộ lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi nền kinh tế mở cửa, cụ thể là gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.

Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Chinh cho rằng khi gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN thì trong ngành chăn nuôi thành phần chịu tác động nhiều nhất là chăn nuôi nông hộ bởi quy mô nhỏ lẻ, chi phí sản xuất lớn, khả năng tiếp cận vốn và thị trường thấp. Trong khi đó sản phẩm chăn nuôi do các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đóng góp từ 40 - 50% tổng sản lượng chăn nuôi của cả nước, có lĩnh vực chiếm đến 60% như chăn nuôi trâu, bò...
Trong những chi phí cấu thành giá sản phẩm chăn nuôi như giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí quản lý, kiểm soát dịch bệnh.... thì chi phí cho thức ăn chiếm giá trị lớn nhất. Nhưng hiện nay phần lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến chi phí sản xuất, giá thành thức ăn chăn nuôi cao.
"Để chuẩn bị cho hội nhập, bà con nông dân cần được huấn luyện về quy trình sản xuất để áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn. Điều quan trọng là các hộ này phải liên kết lại với nhau, tham gia các tổ, đội, nhóm, hình thành nên các hợp tác xã để có thể giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Đây là con đường bắt buộc mà họ phải thực hiện", ông Chinh nói.
VIV Asia là triển lãm quốc tế chuyên ngành về chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt, trứng sữa được tổ chức hai năm một lần. VIV Asia 2015 diễn ra ngày 11 đến 13-03-2015 tại Trung tâm triển lãm và thương mại quốc tế Bangkok (BITEC), Bangkok, Thái Lan, do Công ty VNU Exhibitions Europe tổ chức.
Với chủ đề về thịt heo, các hội nghị hội thảo tại VIV Asia 2015 xoay quay kỹ thuật chăn nuôi heo, mối liên hệ giữa marketing trong sản xuất thịt, trứng, hội thảo ngành trứng Châu Á, hội thảo sức khỏe động vật, sức khỏe gia cầm, khí sinh học, công nghệ chế biến sữa. Doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký tham quan triển lãm với đối tác của VNU ở Việt Nam là Công ty VEAS theo địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Lam Hà, email: jenny.nguyen@veas.com.vn, điện thoại: 0909991736.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

19/03/2014
Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

22/02/2014
Cái Giàu Ngay Dưới Chân Mình Cái Giàu Ngay Dưới Chân Mình

Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…

22/02/2014
Sản Xuất Giống Và Thả Nuôi Thủy Sản Tại Phú Yên Sản Xuất Giống Và Thả Nuôi Thủy Sản Tại Phú Yên

Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.

19/03/2014
Trồng Điều Thân Thiện Với Môi Trường Trồng Điều Thân Thiện Với Môi Trường

Những năm qua, tình trạng chặt phá điều để chuyển đổi cây trồng khác diễn ra phổ biến tại các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Phước, khiến cây điều dần dần mất lợi thế.

22/02/2014