Chăn Nuôi Hươu Sao Phát Triển Ở Hương Sơn

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, năm 2014, toàn huyện sẽ thu hoạch từ 8,3 – 8,5 tấn lộc nhung hươu, ước tính thu nhập trên 110 tỷ đồng.
Chăn nuôi hươu sao đã góp phần giúp hàng ngàn hộ dân của huyện Hương Sơn xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Đến nay tổng số đàn hươu của toàn huyện là gần 31 ngàn con, trong đó có gần 18 ngàn con hươu đực đã cho lộc.
Do thời tiết năm nay rét đậm, rét hại kéo dài nên thiếu nguồn thức ăn thô xanh, vì vậy hươu ra lộc muộn hơn so với các năm trước. Ước vụ lộc nhung 2014 này, người nuôi hươu Hương Sơn sẽ thu hoạch từ 8,3- 8,5 tấn lộc nhung (tăng gần 1 tấn so cùng kỳ với năm trước). Ngay từ đầu vụ (trước và sau Tết Giáp Ngọ) nhiều thương lái và người mua dùng từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh… đã đến Hương Sơn để đặt mua lộc nhung với số lượng lớn.
Giá bán lộc nhung hươu hiện nay từ 12-13 triệu đồng/kg (giá không tăng so với năm 2013). Ước tính người dân huyện Hương Sơn sẽ thu nhập trên 110 tỷ đồng từ lộc nhung hươu.
Các xã có truyền thống chăn nuôi hươu phát triển mạnh như: Sơn Trung, Sơn Giang, Sơn Quang, Sơn Ninh, Sơn Lâm, Sơn Châu, Sơn Trung… Toàn huyện hiện có 9 mô hình nuôi từ 50-70 con hươu/hộ và hàng chục mô hình chăn nuôi có quy mô từ 10-40 con, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nhung hươu/năm. Nghề nuôi hươu ở huyện Hương Sơn đang phát triển mạnh góp phần cho hàng ngàn hộ dân trong huyện xóa đói nghèo, giảm nghèo và hướng tới làm giàu chính đáng trên quê hương mình.
Huyện Hương Sơn đã đề ra một số chính sách hỗ trợ để khuyến kích việc bà con phát triển nhanh đàn hươu trong thời gian tới. Với mô hình có quy mô từ 50 con hươu trở lên được huyện hỗ trợ 200 triệu đồng, mô hình nuôi 10 con trở lên được hỗ trợ 1 triệu đồng/con, hỗ trợ nhân giống cỏ có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích trồng ngô làm thức ăn thô xanh cho hươu.
Hươu sao là một trong 13 sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì vậy UBND tỉnh đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ chăn nuôi hươu sao. Ngoài huyện Hương Sơn hiện nay một số huyện miền núi như: Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh,… đều có các chính sách khuyến khích người dân nuôi hươu, với mức hỗ trợ người dân chăn nuôi hươu từ 2-4 triệu đồng/con hươu.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày.

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.

Theo anh Phan Thành Thơ, ngụ ấp 3 – xã Vĩnh Xương, là một trong những hộ có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi trăn cho biết: ban đầu anh nuôi thử nghiệm 2 con trăn giống, thấy trăn dễ nuôi, chi phí thấp, nhưng cho lợi nhuận cao. Sau đó, anh quyết định đầu tư vào nuôi trăn, đến nay đàn trăn của anh Thơ đã lên đến dài chục con.

Cũng phải vài lần hẹn tôi mới được mục sở thị trang trại chăn nuôi lợn trong chuồng… điều hòa nhiệt độ ở huyện Văn Giang (Hưng Yên). Xem cách nuôi lợn trong các chuồng lắp hệ thống điều hòa nhiệt độ, tôi gặp từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Dẫn tôi đi thăm mô hình nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Bãi Dài, một hộ dân nuôi bò sữa lớn nhất trên địa bàn xã An Sinh (Quảng Ninh) hiện nay, ông Lê Đình Đảm, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ An Sinh cho biết: Hiện nay, có 3 thôn của xã An Sinh duy trì và phát triển tốt đàn bò sữa với tổng số là 53 con, nuôi tại 12 hộ dân.