Chăn Nuôi Hươu Sao Phát Triển Ở Hương Sơn

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, năm 2014, toàn huyện sẽ thu hoạch từ 8,3 – 8,5 tấn lộc nhung hươu, ước tính thu nhập trên 110 tỷ đồng.
Chăn nuôi hươu sao đã góp phần giúp hàng ngàn hộ dân của huyện Hương Sơn xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Đến nay tổng số đàn hươu của toàn huyện là gần 31 ngàn con, trong đó có gần 18 ngàn con hươu đực đã cho lộc.
Do thời tiết năm nay rét đậm, rét hại kéo dài nên thiếu nguồn thức ăn thô xanh, vì vậy hươu ra lộc muộn hơn so với các năm trước. Ước vụ lộc nhung 2014 này, người nuôi hươu Hương Sơn sẽ thu hoạch từ 8,3- 8,5 tấn lộc nhung (tăng gần 1 tấn so cùng kỳ với năm trước). Ngay từ đầu vụ (trước và sau Tết Giáp Ngọ) nhiều thương lái và người mua dùng từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh… đã đến Hương Sơn để đặt mua lộc nhung với số lượng lớn.
Giá bán lộc nhung hươu hiện nay từ 12-13 triệu đồng/kg (giá không tăng so với năm 2013). Ước tính người dân huyện Hương Sơn sẽ thu nhập trên 110 tỷ đồng từ lộc nhung hươu.
Các xã có truyền thống chăn nuôi hươu phát triển mạnh như: Sơn Trung, Sơn Giang, Sơn Quang, Sơn Ninh, Sơn Lâm, Sơn Châu, Sơn Trung… Toàn huyện hiện có 9 mô hình nuôi từ 50-70 con hươu/hộ và hàng chục mô hình chăn nuôi có quy mô từ 10-40 con, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nhung hươu/năm. Nghề nuôi hươu ở huyện Hương Sơn đang phát triển mạnh góp phần cho hàng ngàn hộ dân trong huyện xóa đói nghèo, giảm nghèo và hướng tới làm giàu chính đáng trên quê hương mình.
Huyện Hương Sơn đã đề ra một số chính sách hỗ trợ để khuyến kích việc bà con phát triển nhanh đàn hươu trong thời gian tới. Với mô hình có quy mô từ 50 con hươu trở lên được huyện hỗ trợ 200 triệu đồng, mô hình nuôi 10 con trở lên được hỗ trợ 1 triệu đồng/con, hỗ trợ nhân giống cỏ có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích trồng ngô làm thức ăn thô xanh cho hươu.
Hươu sao là một trong 13 sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì vậy UBND tỉnh đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ chăn nuôi hươu sao. Ngoài huyện Hương Sơn hiện nay một số huyện miền núi như: Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh,… đều có các chính sách khuyến khích người dân nuôi hươu, với mức hỗ trợ người dân chăn nuôi hươu từ 2-4 triệu đồng/con hươu.
Có thể bạn quan tâm

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.

Những năm gần đây, thanh long đang là cây hái ra tiền của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Mỗi năm, 1 ha thanh long cho lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng, cao gấp 7, 8 lần so với trồng lúa.

Viện Hải dương học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa hoàn thành đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo vệ đa dạng sinh học đầm Nha Phu”, qua đó đánh giá nguồn lợi thủy sản đang suy kiệt nghiêm trọng.