Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học
Ngày đăng: 08/05/2015

Đây là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt có “4 không”; không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho heo trong suốt quá trình nuôi. Cải thiện môi trường sống tốt không ô nhiễm, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

Hộ ông Bùi Xuân Mai, ngụ Ấp 3 xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi là một trong bốn điểm thử nghiệm chăn nuôi heo thịt bằng đệm lót sinh học. Ông được hỗ trợ làm một đệm lót cho 20m2 chuồng nuôi heo. Sau thời gian nuôi 3 tháng 15 ngày, mỗi lứa có 10 con, mỗi con khoảng 95 - 100kg, lợi nhuận thu được từ 4.000.000 - 4.200.000đ/lứa.

Ông Mai cho biết: chăn nuôi bằng phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo và trọng lượng heo cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động.

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng, giảm mùi hôi và khống chế được dịch bệnh không gây ô nhiễm môi trường, có thời gian làm thêm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Theo Ông Mai, heo xuất chuồng với cùng trọng lượng nhưng thời gian nuôi bằng đệm lót rút ngắn hơn, giảm được không ít chi phí. Ông Mai cho biết sắp tới gia đình bà sẽ tiếp tục làm thêm vài đệm lót nữa để tăng số lượng đàn heo.

Ông Võ Ngọc Anh Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào ũi cho heo. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả…

Ngoài ra, chăn nuôi heo sạch bằng đệm lót sinh học khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi được nâng cao thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng lại có được các sản phẩm thịt sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa duy trì phát triển nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Lúa - Cá Ở Hậu Giang Mô Hình Lúa - Cá Ở Hậu Giang

Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa nước nổi thay cho vụ lúa Thu đông kém hiệu quả ngày càng được nhiều nông dân áp dụng ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Mô hình này góp phần thay đổi tập quán từ sản xuất độc canh 3 vụ lúa/năm, chuyển sang hình thức luân canh lúa - cá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

02/08/2012
Nuôi Ếch Xen Trong Vườn Dừa Tăng Thêm Thu Nhập Nuôi Ếch Xen Trong Vườn Dừa Tăng Thêm Thu Nhập

Tận dụng phần đất trống giữa các hàng dừa và mặt nước sẵn có trong vườn, chàng trai 31 tuổi Lê Chí Dũng ở ấp Tiên Đông - xã Tiên Long (Châu Thành, Bến Tre) đã thành công với mô hình nuôi ếch. Hiện cây dừa đang ở giai đoạn đâm “lưỡi mèo” nhưng vẫn có nguồn thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình…

03/08/2012
Nuôi “Hàng Độc” Nuôi “Hàng Độc”

Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu.

06/08/2012
Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lóc Bể Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lóc Bể

Vốn là hộ nghèo nhưng từ khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá lóc bể thì cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Ngọc Thường ở thôn Đại Hào, xã Triệu Đại (Triệu Phong, Quảng Trị) đã dần ổn định.

07/08/2012
Nuôi Dê Ở Thành Phố Vĩnh Yên Nuôi Dê Ở Thành Phố Vĩnh Yên

Mặc dù dê ăn tạp nhiều loại rau, lá cây, tuy nhiên, nguồn thức ăn cung cấp cho dê ở thành phố Vĩnh Yên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Được anh Trần Anh Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân giới thiệu, tôi tìm đến mô hình chăn nuôi dê của gia đình anh Hoàng Minh Nhiệm ở xóm Bầu, phường Liên Bảo.

07/08/2012