Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học
Ngày đăng: 08/05/2015

Đây là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt có “4 không”; không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho heo trong suốt quá trình nuôi. Cải thiện môi trường sống tốt không ô nhiễm, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

Hộ ông Bùi Xuân Mai, ngụ Ấp 3 xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi là một trong bốn điểm thử nghiệm chăn nuôi heo thịt bằng đệm lót sinh học. Ông được hỗ trợ làm một đệm lót cho 20m2 chuồng nuôi heo. Sau thời gian nuôi 3 tháng 15 ngày, mỗi lứa có 10 con, mỗi con khoảng 95 - 100kg, lợi nhuận thu được từ 4.000.000 - 4.200.000đ/lứa.

Ông Mai cho biết: chăn nuôi bằng phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo và trọng lượng heo cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động.

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng, giảm mùi hôi và khống chế được dịch bệnh không gây ô nhiễm môi trường, có thời gian làm thêm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Theo Ông Mai, heo xuất chuồng với cùng trọng lượng nhưng thời gian nuôi bằng đệm lót rút ngắn hơn, giảm được không ít chi phí. Ông Mai cho biết sắp tới gia đình bà sẽ tiếp tục làm thêm vài đệm lót nữa để tăng số lượng đàn heo.

Ông Võ Ngọc Anh Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào ũi cho heo. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả…

Ngoài ra, chăn nuôi heo sạch bằng đệm lót sinh học khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi được nâng cao thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng lại có được các sản phẩm thịt sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa duy trì phát triển nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.


Có thể bạn quan tâm

Đại Gia Cao Su Miền Biên Ải Đại Gia Cao Su Miền Biên Ải

Sau hơn 10 năm gắn bó với cây cao su, giờ đây anh Phạm Văn Nam (dân tộc Mường) ở thôn Quang Thọ, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa đã trở thành đại gia…

17/05/2012
Tự Chế Bả Diệt Kiến Hại Thanh Long Tự Chế Bả Diệt Kiến Hại Thanh Long

Trên các hom giống mới trồng, chúng đục khoét làm thối hỏng. Trên các cành non, chồi non, hoa thanh long mới nở chúng cắn, hút để lấy nhựa cây làm cành, hoa bị khô héo dẫn đến giảm năng suất thu hoạch. Trên các quả non, kiến cắn đứt các tai mới nhú

16/07/2012
Kẻ Ném Thuốc Trừ Sâu Xuống Ao Tôm Trả Giá Bằng 5 Năm Tù Kẻ Ném Thuốc Trừ Sâu Xuống Ao Tôm Trả Giá Bằng 5 Năm Tù

Sáng ngày 21-6-2012, Tòa án Nhân dân huyện Cao Lãnh đã mở phiên toà và tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Hùng, sinh năm 1979, ngụ ấp Bình Nhứt, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 5 năm tù về tội hủy hoại tài sản của người khác.

24/06/2012
Đưa Dưa Hấu Lên Núi Đưa Dưa Hấu Lên Núi

Theo lời của người dân ở chợ Yên Thế: "Trời nắng nóng mà được ăn một miếng dưa hấu của ông Liên thì người sẽ khoẻ khoắn, mát dịu ngay".

04/06/2012
Nông Dân Không Mặn Mà Với Trồng Rau An Toàn Nông Dân Không Mặn Mà Với Trồng Rau An Toàn

Nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng phương thức sản xuất sạch trong nông nghiệp, việc đầu tư và phát triển các vùng rau an toàn luôn là chủ trương lớn của các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai và xây dựng những vùng rau an toàn còn gặp không ít khó khăn.

26/02/2012