Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Mùa Lạnh

Vào mùa lạnh, trâu bò và các loại gia súc, gia cầm khác có thể bị gầy yếu, nhiễm bệnh và chết do:
• Không có chuồng trại hoặc chuồng trại ẩm ướt, mất vệ sinh, không được che chắn. Thiếu thức ăn, mất cân bằng dinh dưỡng.
• Mắc bệnh: lở mồm long móng (trâu bò); tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng (heo, dê…); cúm, tả (gia cầm)
Hướng khắc phục:
• Xây dựng chuồng trại cho gia súc, gia cầm.
• Không thả rông trâu bò, gia súc, gia cầm trong rừng hay ngoài bãi, ngoài vườn.
• Chủ động trồng cỏ, bắp, v.v... và dự trữ thức ăn, ủ urê hoặc ủ chua, bổ sung dưỡng chất, khoáng chất, vitamin vào thức ăn. Trung bình mỗi con trâu, bò cần có 1-2 tấn thức ăn dự trữ sẵn cho mùa lạnh.
• Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch mùa vụ.
Có thể bạn quan tâm

Từ thôn thuần nông nghèo nhất xã Hoàng Đông (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), đến nay, Bạch Xá đã trở thành địa chỉ hàng đầu nuôi và cung cấp "đặc sản" rắn hổ mang, rắn hổ trâu ở tỉnh này, mang lại tiền tỷ cho không ít hộ gia đình.

Một số huyện ven đô Hà Nội, Vĩnh Phúc- vùng chăn nuôi bò sữa truyền thống của các tỉnh phía Bắc đang đô thị hóa quá nhanh, đẩy dần đàn bò sữa dời khỏi các vùng này. Trong sự dịch chuyển ấy, Hà Nam nổi lên như một tỉnh nuôi bò sữa tiềm năng.

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ đã xây dựng thành công dự án “Nuôi cá hồi vân thương phẩm tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn”

Nuôi cá ao là hình thức phổ biến nhất trong nhân dân. Người ta tính, sản lượng cá ao có khi chiếm tới 70-80% tổng sản lượng cá của cả vùng. Vì vậy, nuôi cá ao có vị trí hết sức quan trọng trong kinh tế ở nông thôn.