Chăn Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Bắc Giang vừa triển khai mô hình chăn nuôi gà sinh sản trên đệm lót sinh học tại huyện Yên Thế, Tân Yên với 6 nghìn con gà Lương Phượng giống bố mẹ.
Đệm lót sinh học được làm từ các nguồn chất xơ như mùn cưa, bột ngô, bã sắn… rải lên trên mặt một lớp men vi sinh vật có ích.
Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê, cánh đồng liên kết vụ hè thu năm 2015 được thực hiện ở 10 huyện, thị với diện tích 31.378,1ha/44.826ha kế hoạch đạt 70%, có trên 16.000 hộ tham gia.
Tính đến thời điểm hiện nay, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt hạn đầu vụ nên năng suất lúa đạt thấp, trung bình từ 6 - 6,5 trấn/hécta, có khu vực chỉ đạt 4 tấn/hécta.
5 năm trở lại đây, nhờ cây keo có giá nên diện tích cây keo ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã tăng lên đáng kể, nhiều nhất là ở xã Khánh Nam. Một số diện tích đất rẫy đất đồi trước đây trồng bắp, mì kém hiệu quả kinh tế bà con đã chuyển sang trồng keo, đưa diện tích cây keo lại toàn xã hiện nay lên khoảng 1.000 ha, cao nhất huyện.

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây ăn quả ôn đới, trong đó có các loại cây ăn quả đặc sản, như mận, đào, lê…

Hiện thanh long ruột đỏ bán tại vườn chỉ còn 3 - 4 ngàn đồng/kg. Đây là loại trái cây đặc sản Đồng Nai phát triển khá nhanh về diện tích trong vài năm trở lại đây vì có tiềm năng xuất khẩu lớn, do các thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản... đã mở cửa cho mặt hàng này. Nhật Bản cũng đã cấp phép cho trái xoài của Đồng Nai, nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa có đơn hàng xuất khẩu nào cho 2 loại trái cây này.