Chăn Nuôi Gà Tàu Theo Hướng An Toàn Sinh Học Tại Huyện Châu Thành (Long An)

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.
Để phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm một cách hiệu quả và bền vững cần đi theo hướng an toàn sinh học là những biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan các loại mầm bệnh ra môi trường bên ngoài gồm: chế độ cách ly, chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh thú y, quy trình thú y phòng trị bệnh, xử lý chất thải, quản lý việc ấp nở, vận chuyện và giết mổ. Các biện pháp này phải được thực hiện đồng bộ, đáp ứng các quy định QCVN 01-15:2010/BNNPTNT.
Ngành Nông nghiệp Long An đã thành công trong việc bảo tồn và nhân giống gà Tàu vàng tại địa phương trong một thời gian khá dài, gần đây các giống gà thả vườn được du nhập rất nhanh những giống mới nên gà Tàu vàng đã bị pha tạp khá nhiều, song giống gà Tàu vàng vẫn được nuôi trong nhiều hộ, một phần do đặc điểm thích nghi cao của giống này, mặt khác người tiêu dùng rất ưa chuộng thịt dai chắc, màu sắc và hương vị thơm ngon hơn nhiều so với giống khác, người dân thích sử dụng gà mái dầu, gà trống thiến làm thực phẩm. Giá gà mái dầu Tàu vàng thường có giá cao gấp 2 lần so với gà Lương Phượng, có thể đây chính là một trong đặc sản vật nuôi của vùng đất Nam bộ cần được nghiên cứu, lưu gữ trong quá trình Công nghiệp hoá.
Tình hình chăn nuôi gà Tàu vàng tại huyện Châu Thành: Chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà Tàu nói riêng ở huyện Châu Thành cũng như tình hình chung cả nước là tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ khá cao, việc kiểm soát dịch bệnh, áp dụng khoa học kỹ thuật đối với quy mô này còn nhiều khó khăn, tính rủi ro cao, hiệu quả thấp.
Qua điều tra tình hình chăn nuôi gà Tàu tại huyện Châu Thành kết quả như sau: Trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế, cần tiếp tục tập huấn nhiều hơn nữa và quan trọng là xây dựng được các mô hình trình diễn để học tập; - 88,5% số hộ theo phương thức bán chăn thả; Một số giống gà thả vườn (gà Bình Định, gà nòi...) được nuôi cùng với giống gà Tàu truyền thống dẫn đến pha tạp giống và làm mất đi nguồn gen quý dù điều này sẽ làm đa dạng sản phẩm; 94,2% số hộ mua con giống về nuôi chứ không tự ấp để tạo giống tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng giống và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Khoảng cách từ nhà đến chuồng trại đa số là lý tưởng; Mái chuồng chủ yếu là tôn cần mốt số biện pháp giảm nhiệt; Còn 25% số hộ sử dụng nền đất điều này cần được quan tâm trong thời gian tới; Còn 50% số hộ sử dụng hàng rào tạm chưa có hàng rào bảo vệ sân chơi cho gà một cách bài bản, nguy cơ lây lan dịch bệnh từ đàn gà nhà này sang nhà khác; Mới có 31,3% số hộ đầu tư kho riêng để dụng cụ chăn nuôi.
Toàn bộ các hộ sử dụng cám hỗn hợp đảm bảo dinh dưỡng, song điều quan trọng là phải kiểm soát chất lượng và nếu sử dụng nguyên liệu sẳn có tại địa phương thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn; Nguồn nước, máng nước hợp lý.
94,2% số hộ không có hố sát trùng và thay đồ bảo hộ lao động khi vào chuồng gà là hạn chế lớn để kiểm soát dịch bệnh, việc thay đổi kiểu chăn nuôi như thế sẽ rất khó khăn song chúng ta cần phải xây dựng mô hình để học tập làm theo. Việc tiêm phòng vắc xin là rất tốt song việc cách ly gà bệnh và xử lý gà chết hiện tại còn chưa được quan tâm.
Đặc điểm ngoại hình của gà Tàu tại huyện Châu Thành: Gà Tàu có ngoại hình khá đẹp, nhìn tổng thể có màu vàng nhạt đến vàng rơm, con trống đậm hơn con mái, da vàng, mào đơn màu đỏ. Chân màu vàng và không có lông chân. Khối lượng khá lớn: gà mái 2,3 kg + 0,3, gà trống 3,1 + 0,5. Sản lượng trứng 117 quả/năm. Giống gà này có ưu điểm thích nghi tốt với điều kiện sinh thái miền Nam, đặc biệt là chất lượng thịt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng và giá cao.
Từ kết quả điều tra tình hình chăn nuôi, đánh giá đặc điểm ngoại hình làm cơ sở cho việc đưa ra các tiêu chí trong quá trình mua con giống và chọn lọc nhân thuần giống gà này cho giai đoạn tiếp theo và đối chiếu với qui định, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp chính để hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà Tàu hộ gia đình hoặc gia trại tại Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Trong nhiều năm gần đây, tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù ngành chức năng tích cực lấy mẫu xét nghiệm, đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi để giảm bớt thiệt hại song các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay còn gặp không ít khó khăn.

Trước tình trạng này, UBND xã Phước Thuận đã mời tất cả các trường hợp tới làm việc, yêu cầu tự giác tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước ngày 31.10.2014. Nếu các hộ không tự giác chấp hành, UBND xã Phước Thuận sẽ xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ.

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.