Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng Nghề Cấm Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định thuộc Sở NN-PTNT, trong năm 2014, Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Phòng Cảnh sát đường thủy, Đồn Biên phòng và các địa phương ven biển đã tổ chức 23 chuyến tuần tra, kiểm soát, kiểm tra tình trạng sử dụng xung điện, xiếc máy để khai thác thủy sảm trên các đầm: Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ và các vùng biển ven bờ.
Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 12 trường hợp tàu cá vi phạm “nghề cấm”, xử phạt số tiền 37 triệu đồng; đồng thời, tịch thu 2 cặp gọng xiếc, 4 bộ kích điện, 3 tấm lưới, 4 bình ắc quy.
Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết: Các hoạt động tuần tra, kiểm soát đã góp phần hạn chế đáng kể tình trạng các đối tượng sử dụng “nghề cấm” để khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Trong thời gian tới,
Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay, gần 50 trại sản xuất tôm giống ở Cà Mau đã ngừng hoạt động, hàng trăm trại khác hoạt động cầm chừng, nhiều trại bị thua lỗ nặng.

Mô hình trồng dứa phủ nilon của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang dần mang lại hiệu quả và mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn đối với người trồng dứa nơi đây.

Những năm gần đây, chăn nuôi theo hình thức trang trại đã hình thành và phát triển mạnh. Toàn tỉnh Lào Cai, hiện có 167 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại, trong đó 81 trang trại nuôi lợn, 86 trang trại nuôi gia cầm. Các mô hình trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đây cũng là hướng phát triển được chú trọng trong thời gian tới.

Sự tái tổ hợp giữa các kháng nguyên HA và NA sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Chủng gây dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam là H5N1.

Mặc dù là nước sản xuất nông nghiệp lớn, song theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cũng như các nhà khoa học, Việt Nam vẫn quá chậm trễ trong việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học vào sản xuất.