Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú.
Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ trang trại chăn nuôi gà ở thôn Vĩnh Bình (Tam Thăng) cho biết: “Trước đây, mỗi khi vào chuồng gà phải đeo khẩu trang nhưng vẫn thấy khó chịu vì mùi hôi. Từ khi thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm sinh học, mùi hôi giảm hẳn kéo theo giảm chi phí nhân công dọn dẹp, gà khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn”.
Việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà an toàn sinh học sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ khẳng định: “Mô hình này dễ ứng dụng, kinh phí đầu tư không cao, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, hằng năm cần tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi sinh học để nâng cao nhận thức cho nông dân. Đồng thời, khuyến khích bà con ứng dụng mô hình này ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất trồng trọt và thủy sản”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Mọi, chủ trang trại nho Ba Mọi, cho biết, nho của ông đang được bán trong hệ thống siêu thị Co.op Mart ở TP.HCM và chuỗi cửa hàng Bác Tôm ở Hà Nội. Với diện tích nho 1,5 ha, thì đầu ra như trên quá đủ để ông yên tâm sản xuất nho an toàn, nho sạch.

Thời gian gần đây, tại địa bàn các huyện vùng cao tỉnh Quảng Ngãi, thương lái đang lùng sục thu mua cây khổ sâm (hay còn gọi là cây cứt chuột) với giá cao để xuất sang thị trường Trung Quốc. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc làm này.

Hầu như bất cứ ai đi Cần Giờ (TPHCM) cũng phải tìm mua bằng được đặc sản khô cá dứa. Cá dứa Cần Giờ vì vậy hút hàng, rất khó mua đã trở thành cơ hội để cá dứa giả tràn lan.

Nguyên nhân là do vào thời điểm hiện nay Đà Lạt đã hết mùa dâu tây chính vụ, khan hiếm hàng đã đẩy giá cả tăng cao. Theo một số tiểu thương, trong thời gian tới giá dâu tây có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện Đà Lạt có trên 100ha dâu tây, chủ yếu ở các phường 7, 8.

Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.