Chăn Nuôi Bò Vượt Khó Trên Đất Cù Lao

Từ hộ nghèo, nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ngụ ấp Bà Tiên 1 (Phú Đông, Tân Phú Đông - Tiền Giang) đã trở thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Trước đây, gia đình ông canh tác 2 ha ruộng, mỗi năm sản xuất 2 vụ lúa nhưng cho thu nhập không cao, đời sống kinh tế rất khó khăn. Qua báo, đài, ông được biết mô hình nuôi bò sinh sản cho lãi cao nhưng chăm sóc cũng không quá khó. Rồi ông nhận thấy vùng đất bãi bồi ven sông, kinh, rạch phù sa màu mỡ ở địa phương có nhiều cây cỏ và phụ phẩm nông nghiệp có thể làm thức ăn cho bò. Thế là ông bắt tay vào việc nuôi bò sinh sản.
Ông đã tìm đến Hội Nông dân xã mượn vốn với hình thức góp vốn xoay vòng mua 2 con bê cái về nuôi. Tận dụng nguồn cỏ tự nhiên từ các ruộng rau ở ven kinh rạch, ông dùng làm thức ăn cho bò. Khi đàn bò tăng về số lượng, ông tận dụng đất trống xung quanh nhà trồng cỏ voi làm thức ăn thêm cho chúng. Còn vào những tháng mùa khô hay mưa dầm, ông tận dụng và dự trữ nhiều phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cám… cho bò ăn.
Theo ông, nuôi bò chủ yếu là lấy công làm lời, không tốn nhiều chi phí, lại chỉ đầu tư một lần để mua con giống. Để tránh rủi ro trong chăn nuôi, ông thường xuyên theo dõi các chương trình khuyến nông, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi và sản xuất để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Đặc biệt, việc theo dõi sức khỏe và tiêm phòng vắc - xin phòng dịch bệnh cho bò phải đúng định kỳ, chuồng trại phải luôn vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát để tránh cho bò bị nhiễm bệnh. Nhờ nguồn thức ăn dồi dào và được chăm sóc tốt, đàn bò của ông phát triển rất nhanh, mỗi năm xuất bán bò thịt thu lãi 30 triệu đồng.
Từ ngày nuôi đàn bò đến nay, kinh tế gia đình ông đã có của ăn, của để. Thu nhập từ nuôi bò đã giúp gia đình ông xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi các con học nghề. Bên cạnh nuôi bò, gia đình ông còn canh tác lúa, trồng sả, nuôi thêm gà, vịt để cải thiện cuộc sống gia đình. Sau khi trừ chi phí, nuôi bò, trồng lúa và cây sả mang lại thu nhập cho gia đình trên 60 triệu đồng/năm.
“Trước đây làm lúa, thu nhập rất bấp bênh. Từ ngày nuôi bò, kinh tế gia đình đã khá hơn. Trong năm, bò đẻ bê cái, tôi để lại nuôi và nhân giống. Còn bê đực, tôi nuôi từ 5 - 7 tháng sẽ bán. Tùy thời điểm và giá cả thị trường, mỗi con bò có thể bán được từ 14 - 15 triệu đồng. Thu nhập của gia đình vì thế cũng khá hơn” - ông Nguyễn Văn Thơm nói về hiệu quả của mô hình nuôi bò của mình.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), do thời tiết thuận lợi, nông dân tuân thủ các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cành, điều tiết nước tưới hợp lý nên tỷ lệ vải thiều sớm ra hoa đạt hơn 85%, tương đương năm ngoái.

Theo một số nông dân, do thời điểm chong đèn để ra trái đợt này trúng vào dịp Noel, thời tiết lạnh nên dù lượng điện chong “già” trên 20 ngày đêm nhưng nhiều vườn thanh long vẫn không bung nụ. Cộng thêm, thời tiết năm nay lạnh nên thanh long chín muộn hơn bình thường, có nơi kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn. Do đó, hiện rất nhiều vườn thanh long sẽ có trái chín rộ từ sau rằm tháng giêng trở đi.

Theo các nhà vườn thực hiện phương pháp sản xuất trái cây tạo hình ở huyện Châu Thành, tuy giá khá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung trong dịp tết năm nay. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của nhà vườn, dẫn đến tỷ lệ tạo hình bưởi Năm Roi đạt thấp.

Ngôi nhà của Thanh Ngọc và gia đình đang ở được đặt cái tên rất lãng mạn: “Eo biển xanh”, nơi để bạn bè, du khách tìm về nghỉ ngơi thưởng ngoạn món ngon của biển. Thanh Ngọc mang từ biển vào một rá rau mứt vừa được khai thác và tự làm “bác sĩ dinh dưỡng” khiến tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự am hiểu tường tận loại đặc sản này của bạn.

Chúng ta sẽ chào đón Lễ Quốc khánh mừng đất nước tròn 70 tuổi và Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đó lại là năm Đảng ta sẽ tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 12. Đây là một sự kiện quan trọng vì nó sẽ quyết định hướng đi lên của đất nước trong những năm tới.