Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Bò Vượt Khó Trên Đất Cù Lao

Chăn Nuôi Bò Vượt Khó Trên Đất Cù Lao
Ngày đăng: 29/04/2014

Từ hộ nghèo, nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ngụ ấp Bà Tiên 1 (Phú Đông, Tân Phú Đông - Tiền Giang) đã trở thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Trước đây, gia đình ông canh tác 2 ha ruộng, mỗi năm sản xuất 2 vụ lúa nhưng cho thu nhập không cao, đời sống kinh tế rất khó khăn. Qua báo, đài, ông được biết mô hình nuôi bò sinh sản cho lãi cao nhưng chăm sóc cũng không quá khó. Rồi ông nhận thấy vùng đất bãi bồi ven sông, kinh, rạch phù sa màu mỡ ở địa phương có nhiều cây cỏ và phụ phẩm nông nghiệp có thể làm thức ăn cho bò. Thế là ông bắt tay vào việc nuôi bò sinh sản.

Ông đã tìm đến Hội Nông dân xã mượn vốn với hình thức góp vốn xoay vòng mua 2 con bê cái về nuôi. Tận dụng nguồn cỏ tự nhiên từ các ruộng rau ở ven kinh rạch, ông dùng làm thức ăn cho bò. Khi đàn bò tăng về số lượng, ông tận dụng đất trống xung quanh nhà trồng cỏ voi làm thức ăn thêm cho chúng. Còn vào những tháng mùa khô hay mưa dầm, ông tận dụng và dự trữ nhiều phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cám… cho bò ăn.

Theo ông, nuôi bò chủ yếu là lấy công làm lời, không tốn nhiều chi phí, lại chỉ đầu tư một lần để mua con giống. Để tránh rủi ro trong chăn nuôi, ông thường xuyên theo dõi các chương trình khuyến nông, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi và sản xuất để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Đặc biệt, việc theo dõi sức khỏe và tiêm phòng vắc - xin phòng dịch bệnh cho bò phải đúng định kỳ, chuồng trại phải luôn vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát để tránh cho bò bị nhiễm bệnh. Nhờ nguồn thức ăn dồi dào và được chăm sóc tốt, đàn bò của ông phát triển rất nhanh, mỗi năm xuất bán bò thịt thu lãi 30 triệu đồng.

Từ ngày nuôi đàn bò đến nay, kinh tế gia đình ông đã có của ăn, của để. Thu nhập từ nuôi bò đã giúp gia đình ông xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi các con học nghề. Bên cạnh nuôi bò, gia đình ông còn canh tác lúa, trồng sả, nuôi thêm gà, vịt để cải thiện cuộc sống gia đình. Sau khi trừ chi phí, nuôi bò, trồng lúa và cây sả mang lại thu nhập cho gia đình trên 60 triệu đồng/năm.

“Trước đây làm lúa, thu nhập rất bấp bênh. Từ ngày nuôi bò, kinh tế gia đình đã khá hơn. Trong năm, bò đẻ bê cái, tôi để lại nuôi và nhân giống. Còn bê đực, tôi nuôi từ 5 - 7 tháng sẽ bán. Tùy thời điểm và giá cả thị trường, mỗi con bò có thể bán được từ 14 - 15 triệu đồng. Thu nhập của gia đình vì thế cũng khá hơn” - ông Nguyễn Văn Thơm nói về hiệu quả của mô hình nuôi bò của mình.


Có thể bạn quan tâm

“Áo Xanh” Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới “Áo Xanh” Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

28/06/2013
Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

28/06/2013
Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

28/06/2013
Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Thu Nhập Cao Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Thu Nhập Cao

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

28/06/2013
Khoai Lang Xuất Ngoại Khoai Lang Xuất Ngoại

Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).

28/06/2013