Chặn đứng gần 5 tấn thịt heo bệnh sắp vào chợ

Chiều 19-11, lực lượng chức năng Bình Dương tổ chức tiêu hủy 4,5 tấn thịt heo hôi thối, chuyển màu nghi là heo bệnh.
Trước đó, tối 18-11, cán bộ quản lý thị trường phối hợp với cảnh sát môi trường Bình Dương đã bắt giữ 2 xe tải chở thịt heo bẩn đến phân phối tại khu chợ Đông Đô (chủ yếu bán thực phẩm cho công nhân ở phường An Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương).
Xe chở thịt heo bị bắt giữ khi chuẩn bị phân phối thịt vào chợ công nhân
Bên trong hai xe tải có tổng cộng 4,5 tấn thịt heo không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Toàn bộ số hàng trên được đông lạnh, có chất phụ phẩm, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, một số tảng thịt heo lớn có xuất hiện những cục hạch to bằng đầu ngón tay và đã chuyển màu thâm.
Chủ số hàng trên là Nguyễn Văn Cao (ngụ phường An Phú, Thuận An, Bình Dương), khai số hàng trên được thu mua từ huyện Thống Nhất, Đồng Nai rồi phân phối cho các tiểu thương bán cho công nhân sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Tại các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người trồng vải phấn khởi bởi giá cao, tiêu thụ thuận lợi. Năm nay, sản lượng vải sớm toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 25.000 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm ngoái.

Tiếp sau hành tím của nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ùn ứ trên 50.000 tấn, phải nhờ đến sự chung tay của các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể “giải cứu”, đến nay, các hộ trồng ổi trên địa bàn huyện Kế Sách cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi cả ngàn hécta ổi phải bỏ trắng vườn.

100 triệu đồng/ha/vụ là lợi nhuận từ dự án “Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP” do Hội Nông dân xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) triển khai thực hiện hơn 2 năm qua. Theo đó, 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tập huấn kỹ thuật trồng cây mãng cầu theo chuẩn VietGAP.

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL sử dụng một số sản phẩm bao trái “Made in Taiwan” (Đài Loan) làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng, bóng sáng đẹp mắt nhưng chính người trồng cũng không dám ăn.

Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (hiệp hội), qua theo dõi thị phần tiêu thụ thanh long hàng năm của Bình Thuận thì chủ yếu xuất khẩu chiếm đến 80 - 85%, tiêu thụ trong nước chỉ 15 - 20%. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng sản lượng nhập khẩu mặt hàng trên thông qua đường biên mậu (biên giới các cửa khẩu), chỉ 30% nhập từ đường biển.