Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả Trong Mùa Mưa

Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả Trong Mùa Mưa
Ngày đăng: 14/08/2013

Khi mưa to, gió lớn, cây trồng dễ đổ ngã, vườn cây ẩm ướt và thiếu ánh sáng, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát sinh gây hại cây trồng. Để giảm thiểu thiệt hại vườn cây, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.

Bón thúc vườn cây vào đầu mùa mưa: Phân chuồng hoai mục + phân NPK, hoặc DAP, hoặc phối hợp các loại phân đơn đạm-lân-kali theo tỉ lệ 1: 4 : 1, bón theo quy trình kỹ thuật trồng cây do khuyến nông hướng dẫn. Xới xáo phá váng đất mặt sau khi mưa lớn để thoát nước và các khí độc trong đất qua bốc hơi, kết hợp dựng ngay những cây đổ ngã.

Bón thúc vườn cây vào cuối mùa mưa: Loại phân bón và kỹ thuật bón phân cơ bản theo nguyên tắc lần bón thúc trước mùa mưa. Lần bón này rất quan trọng để cây trồng sang thời kỳ ra hoa đậu trái.

Phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh: Phun cơ bản 2 lần. Lần 1 sau khi bón thúc đầu mùa mưa; lần 2 sau khi bón thúc cuối mùa mưa. Ngoài ra, tùy theo diễn biến sâu bệnh vườn cây mà có những biện pháp phòng trừ bổ sung kịp thời và hiệu quả. Nếu vườn cây gần ao đang nuôi cá thì không nên dùng các loại thuốc hóa học như Chlorpyrifos, BetaCypermethrin, Diazinon, Endosulfan, Fenvalerate để phun vì các loại thuốc này rất độc với cá, có thể khuếch tán vào nước ao làm chết cá. Khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng, mang đầy đủ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, giày-ủng, găng tay, nón hoặc mũ, khẩu trang hoặc mặt nạ, kính mắt.


Có thể bạn quan tâm

Triệu Phú 8X Trên Vùng Gò Đồi Triệu Phú 8X Trên Vùng Gò Đồi

Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.

27/12/2013
Công Bố Chỉ Dẫn Địa Lý Trâu Bảo Yên Công Bố Chỉ Dẫn Địa Lý Trâu Bảo Yên

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).

08/12/2013
Phát Triển Bền Vững Bưởi Đặc Sản Đoan Hùng Phát Triển Bền Vững Bưởi Đặc Sản Đoan Hùng

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.

27/12/2013
Gầy Dựng Lại Mô Hình Nuôi Heo An Toàn Sinh Học Gầy Dựng Lại Mô Hình Nuôi Heo An Toàn Sinh Học

Đầu tư trang trại nuôi heo lớn kết hợp xây dựng hầm chứa biogas, rồi lại dùng gas chạy máy phát điện nghiền thức ăn, chiếu sáng, tắm heo… giúp tiết kiệm chi phí. Đó là cách làm của anh Lê Tấn Hải (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) với mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH).

08/12/2013
Nông Dân Tân Phú Đông Làm Giàu Nhờ Trồng Sả Nông Dân Tân Phú Đông Làm Giàu Nhờ Trồng Sả

Thời gian gần đây, người trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) rất phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao, nhiều hộ thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích trồng sả ở địa phương liên tục tăng, hiện đạt gần 450ha.

27/12/2013