Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả Trong Mùa Mưa

Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả Trong Mùa Mưa
Ngày đăng: 14/08/2013

Khi mưa to, gió lớn, cây trồng dễ đổ ngã, vườn cây ẩm ướt và thiếu ánh sáng, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát sinh gây hại cây trồng. Để giảm thiểu thiệt hại vườn cây, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.

Bón thúc vườn cây vào đầu mùa mưa: Phân chuồng hoai mục + phân NPK, hoặc DAP, hoặc phối hợp các loại phân đơn đạm-lân-kali theo tỉ lệ 1: 4 : 1, bón theo quy trình kỹ thuật trồng cây do khuyến nông hướng dẫn. Xới xáo phá váng đất mặt sau khi mưa lớn để thoát nước và các khí độc trong đất qua bốc hơi, kết hợp dựng ngay những cây đổ ngã.

Bón thúc vườn cây vào cuối mùa mưa: Loại phân bón và kỹ thuật bón phân cơ bản theo nguyên tắc lần bón thúc trước mùa mưa. Lần bón này rất quan trọng để cây trồng sang thời kỳ ra hoa đậu trái.

Phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh: Phun cơ bản 2 lần. Lần 1 sau khi bón thúc đầu mùa mưa; lần 2 sau khi bón thúc cuối mùa mưa. Ngoài ra, tùy theo diễn biến sâu bệnh vườn cây mà có những biện pháp phòng trừ bổ sung kịp thời và hiệu quả. Nếu vườn cây gần ao đang nuôi cá thì không nên dùng các loại thuốc hóa học như Chlorpyrifos, BetaCypermethrin, Diazinon, Endosulfan, Fenvalerate để phun vì các loại thuốc này rất độc với cá, có thể khuếch tán vào nước ao làm chết cá. Khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng, mang đầy đủ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, giày-ủng, găng tay, nón hoặc mũ, khẩu trang hoặc mặt nạ, kính mắt.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Lúa Cà Mau Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Lúa

Qua gần 3 tháng xuống giống, đến nay 36.000 ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã sắp bước vào giai đoạn thu hoạch. Thế nhưng, dịch bệnh lại đang tiếp tục hoành hành và dự báo nhiều diện tích lúa sẽ giảm năng suất.

13/08/2014
Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay, lúa trà sớm và trà trung đang phân hóa đòng - làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ cùng với diễn biến thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại.

13/08/2014
Metro Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Sang VietGAP Metro Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Sang VietGAP

Hiện nay có trên 150 trang trại rau quả ở TP Đà Lạt, Đức Trọng tham gia dự án, với vùng nguyên liệu an toàn cung cấp toàn bộ sản phẩm hơn 11.000 tấn rau củ quả/năm. Để phù hợp với yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, sau hơn 6 tháng thực hiện, hơn 60% hộ nông dân đã chuyển đổi thành công và số hộ đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ tăng lên trên 80% trong cuối năm 2014.

13/08/2014
Vì Sao Bưởi Năm Roi Lại Có Hạt? Vì Sao Bưởi Năm Roi Lại Có Hạt?

Bưởi năm roi xuất xứ từ Vĩnh Long nổi tiếng là giống bưởi có vị ngọt, chua thanh, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của nhiều thị trường, nhất là khách châu Âu. Bưởi năm roi còn đặc biệt ở chỗ là không hạt. Tuy nhiên, ưu điểm này bị thách thức bởi hệ thống canh tác chưa phù hợp.

13/08/2014
Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, trên trà lúa mùa sớm bệnh đạo ôn lá đang gây hại mạnh trên các giống lúa như giống lúa nếp, C70, Syn 6, BTE1. Tại huyện Ngân Sơn hiện nay 1,2 ha lúa đang nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cá biệt 10%. Người dân đã chủ động phun thuốc, tuy nhiên thời tiết mưa nắng xen kẽ nên hiệu quả phun trừ thấp.

13/08/2014