Chăm Sóc Tiêu Đúng Cách, Lợi Nhuận Cao

Đến thăm vườn tiêu của anh Thanh, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tất cả các cây trong vườn đều kết trái từ gần sát gốc lên đến tận ngọn...
Nhờ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng cách và sử dụng hợp lý các loại phân bón, vườn tiêu 8.000m2 của anh Trần Thái Thanh (SN 1972), ở ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) trong niên vụ 2014 này, ước thu khoảng 4 tấn hạt tiêu khô, đem về lợi nhuận 400 triệu đồng.
Không giấu nghề, ông Thanh cho biết: “7 năm trước, gia đình tôi mua giống tiêu về xuống hết trên diện tích đất vườn 8.000m2. Còn chăm sóc thì theo hiểu biết và thói quen, thấy cây tiêu lá chớm vàng thì ra chợ mua phân hóa học về bón. Kết quả, khi đến vụ thu hoạch, sản lượng không như mong muốn.
Trong khi đó, tiêu ngày càng cằn cỗi, phát triển kém… Đầu mùa mưa năm 2011, trong một lần đi thăm người quen ở huyện Cẩm Mỹ, tôi thấy vườn tiêu của anh bạn trái kết đều, cây xanh tốt. Đưa tay xuống vốc thử một nắm đất ở gốc tiêu, thấy tơi xốp lạ… Hỏi ra, sản lượng thu hoạch hàng năm của vườn tiêu nhà anh gấp đến mấy lần tiêu nhà mình. Nghe anh hướng dẫn, tôi ghi chép tỉ mỉ ra giấy rồi về áp dụng theo”- anh Thanh kể.
Theo anh Thanh, không cần phải mất nhiều tiền mua phân nhập ngoại mà chỉ cần bón đúng thời điểm trời bắt đầu vào mùa mưa bằng các loại phân hữu cơ sản xuất trong nước.
Anh Thanh cho biết, vụ tiêu năm 2012, vườn tiêu của anh thu được 2 tấn, vụ năm 2013 thu 3 tấn. Vụ năm 2014 này, hiện đang thời điểm tiêu chín rộ, gia đình anh đang thu hái. Anh Thanh ước tính, sản lượng tiêu năm nay trên 4 tấn. Với thời giá như hiện nay, trừ hết chi phí, gia đình anh lãi ròng hơn 400 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Luyến-Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Bình cho biết: Vườn tiêu của gia đình anh Thanh 3 năm nay không hề bị sâu bệnh và đạt năng suất cao nhất so với các hộ khác cùng trồng tiêu tại xã Thanh Bình. Mới đây, Phòng Kinh tế, Hội nông dân huyện Trảng Bom đã tổ chức tham quan, hội thảo mô hình trồng tiêu, bón phân, chăm sóc đúng phương pháp tại vườn tiêu của anh Thanh để người trồng tiêu đến học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự) cho biết, thời điểm này việc thu hoạch hoa màu trên địa bàn xã trầm lắng, bởi giá cả nhiều loại hoa màu giảm mạnh (từ 40 - 50%) so với thời điểm cận Tết. Giá hoa màu giảm là do nguồn cung vượt cầu, trong khi đang vào thời điểm thu hoạch rộ. Người dân trồng hoa màu đang hy vọng giá cả sẽ tăng lên trong những ngày tới vì trúng vào dịp rằm tháng Giêng năm 2015.

Vụ Đông Xuân năm nay, bà con nông dân TX Bình Minh áp dụng hầu hết cơ giới hóa từ khâu cày xới làm đất, thu hoạch và vận chuyển nên giảm được chi phí sản xuất, giảm ngày công lao động, đặc biệt là giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay, các trà lúa còn lại đang ở giai đoạn chắc xanh đến chín, bà con đang tập trung thu hoạch.

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.

Đồng Nai đang xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh cây ca cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tham gia dự án, nông dân trồng ca cao sẽ được hỗ trợ để tiếp cận vốn giá rẻ, kỹ thuật sản xuất... Trong đó, nội dung quan trọng nhất là doanh nghiệp (DN) sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá tốt.