Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm Sóc Tiêu Đúng Cách, Lợi Nhuận Cao

Chăm Sóc Tiêu Đúng Cách, Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 03/03/2014

Đến thăm vườn tiêu của anh Thanh, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tất cả các cây trong vườn đều kết trái từ gần sát gốc lên đến tận ngọn...

Nhờ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng cách và sử dụng hợp lý các loại phân bón, vườn tiêu 8.000m2 của anh Trần Thái Thanh (SN 1972), ở ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) trong niên vụ 2014 này, ước thu khoảng 4 tấn hạt tiêu khô, đem về lợi nhuận 400 triệu đồng.

Không giấu nghề, ông Thanh cho biết: “7 năm trước, gia đình tôi mua giống tiêu về xuống hết trên diện tích đất vườn 8.000m2. Còn chăm sóc thì theo hiểu biết và thói quen, thấy cây tiêu lá chớm vàng thì ra chợ mua phân hóa học về bón. Kết quả, khi đến vụ thu hoạch, sản lượng không như mong muốn.

Trong khi đó, tiêu ngày càng cằn cỗi, phát triển kém… Đầu mùa mưa năm 2011, trong một lần đi thăm người quen ở huyện Cẩm Mỹ, tôi thấy vườn tiêu của anh bạn trái kết đều, cây xanh tốt. Đưa tay xuống vốc thử một nắm đất ở gốc tiêu, thấy tơi xốp lạ… Hỏi ra, sản lượng thu hoạch hàng năm của vườn tiêu nhà anh gấp đến mấy lần tiêu nhà mình. Nghe anh hướng dẫn, tôi ghi chép tỉ mỉ ra giấy rồi về áp dụng theo”- anh Thanh kể.

Theo anh Thanh, không cần phải mất nhiều tiền mua phân nhập ngoại mà chỉ cần bón đúng thời điểm trời bắt đầu vào mùa mưa bằng các loại phân hữu cơ sản xuất trong nước.

Anh Thanh cho biết, vụ tiêu năm 2012, vườn tiêu của anh thu được 2 tấn, vụ năm 2013 thu 3 tấn. Vụ năm 2014 này, hiện đang thời điểm tiêu chín rộ, gia đình anh đang thu hái. Anh Thanh ước tính, sản lượng tiêu năm nay trên 4 tấn. Với thời giá như hiện nay, trừ hết chi phí, gia đình anh lãi ròng hơn 400 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Luyến-Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Bình cho biết: Vườn tiêu của gia đình anh Thanh 3 năm nay không hề bị sâu bệnh và đạt năng suất cao nhất so với các hộ khác cùng trồng tiêu tại xã Thanh Bình. Mới đây, Phòng Kinh tế, Hội nông dân huyện Trảng Bom đã tổ chức tham quan, hội thảo mô hình trồng tiêu, bón phân, chăm sóc đúng phương pháp tại vườn tiêu của anh Thanh để người trồng tiêu đến học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 24.190 Hộ Nuôi Tôm Còn Mắc Nợ Ngân Hàng Hơn 24.190 Hộ Nuôi Tôm Còn Mắc Nợ Ngân Hàng

Tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã đầu tư hơn 556 tỷ đồng cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, do sản xuất gặp nhiều rủi ro, nên nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh nợ nần không còn khả năng thanh toán nợ.

09/10/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mực Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mực

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái” tại khu thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Khu sinh thái Cồn Chim- đầm Thị Nại (thuộc địa bàn thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).

09/10/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15 Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15

Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).

09/10/2013
Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

09/10/2013
Tăng Cường Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp Tăng Cường Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp

Với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, UBND xã Long Tân (Dầu Tiếng - Bình Dương) tập trung khuyến khích người dân trên địa bàn đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu ở các trang trại.

09/10/2013