Chăm Sóc Tiêu Đúng Cách, Lợi Nhuận Cao

Đến thăm vườn tiêu của anh Thanh, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tất cả các cây trong vườn đều kết trái từ gần sát gốc lên đến tận ngọn...
Nhờ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng cách và sử dụng hợp lý các loại phân bón, vườn tiêu 8.000m2 của anh Trần Thái Thanh (SN 1972), ở ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) trong niên vụ 2014 này, ước thu khoảng 4 tấn hạt tiêu khô, đem về lợi nhuận 400 triệu đồng.
Không giấu nghề, ông Thanh cho biết: “7 năm trước, gia đình tôi mua giống tiêu về xuống hết trên diện tích đất vườn 8.000m2. Còn chăm sóc thì theo hiểu biết và thói quen, thấy cây tiêu lá chớm vàng thì ra chợ mua phân hóa học về bón. Kết quả, khi đến vụ thu hoạch, sản lượng không như mong muốn.
Trong khi đó, tiêu ngày càng cằn cỗi, phát triển kém… Đầu mùa mưa năm 2011, trong một lần đi thăm người quen ở huyện Cẩm Mỹ, tôi thấy vườn tiêu của anh bạn trái kết đều, cây xanh tốt. Đưa tay xuống vốc thử một nắm đất ở gốc tiêu, thấy tơi xốp lạ… Hỏi ra, sản lượng thu hoạch hàng năm của vườn tiêu nhà anh gấp đến mấy lần tiêu nhà mình. Nghe anh hướng dẫn, tôi ghi chép tỉ mỉ ra giấy rồi về áp dụng theo”- anh Thanh kể.
Theo anh Thanh, không cần phải mất nhiều tiền mua phân nhập ngoại mà chỉ cần bón đúng thời điểm trời bắt đầu vào mùa mưa bằng các loại phân hữu cơ sản xuất trong nước.
Anh Thanh cho biết, vụ tiêu năm 2012, vườn tiêu của anh thu được 2 tấn, vụ năm 2013 thu 3 tấn. Vụ năm 2014 này, hiện đang thời điểm tiêu chín rộ, gia đình anh đang thu hái. Anh Thanh ước tính, sản lượng tiêu năm nay trên 4 tấn. Với thời giá như hiện nay, trừ hết chi phí, gia đình anh lãi ròng hơn 400 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Luyến-Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Bình cho biết: Vườn tiêu của gia đình anh Thanh 3 năm nay không hề bị sâu bệnh và đạt năng suất cao nhất so với các hộ khác cùng trồng tiêu tại xã Thanh Bình. Mới đây, Phòng Kinh tế, Hội nông dân huyện Trảng Bom đã tổ chức tham quan, hội thảo mô hình trồng tiêu, bón phân, chăm sóc đúng phương pháp tại vườn tiêu của anh Thanh để người trồng tiêu đến học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trong số 11.000ha đất nông nghiệp huyện, diện tích thanh long chuyển đổi từ đất lúa hơn 5.000ha, trong đó, từ năm 2010 đến nay tăng thêm 4.000ha, với sản lượng 50.000 - 70.000 tấn/năm. Long An trở thành một trong những tỉnh có diện tích thanh long nhiều nhất sau tỉnh Bình Thuận.

Việc một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu từ chối không tham gia thực hiện hợp đồng tập trung 800.000 tấn gạo sang Philippines có thể là điều chưa từng có từ năm 2008 trở lại đây.

Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Sáng 10-6, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân Bình Định và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ thép và vật liệu mới tại Bình Định.

Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.