Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa

Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa
Ngày đăng: 13/08/2014

Vụ mùa năm 2014 toàn tỉnh gieo cấy được 14.300ha lúa, đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu giống vụ mùa năm nay là lúa thuần PC6, BG1, Bao thai, Khang dân, Hương thơm số 1, Nếp 97,Tạp giao I, Nhị ưu...

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, trên trà lúa mùa sớm bệnh đạo ôn lá đang gây hại mạnh trên các giống lúa như giống lúa nếp, C70, Syn 6, BTE1. Tại huyện Ngân Sơn hiện nay 1,2 ha lúa đang nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cá biệt 10%. Người dân đã chủ động phun thuốc, tuy nhiên thời tiết mưa nắng xen kẽ nên hiệu quả phun trừ thấp.

Trên trà lúa mùa chính vụ bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại trên nhiều diện tích ở huyện Bạch Thông, tuy nhiên tỷ lệ bệnh, diện tích nhiễm giảm do người dân chủ động phun trừ. Tổng diện tích nhiễm 7ha, trong đó diện tích bị nhiễm nhẹ - trung bình 5ha; nặng 2ha tại xã Vũ Muộn. Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,1%; có chân ruộng tỷ lệ bệnh lên tới 20%, cá biệt tỷ lệ bệnh 40%.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây lúa, cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con các biện pháp chăm sóc, phòng trừ theo đúng kỹ thuật như: Đối với trà lúa sớm khẩn trương làm cỏ, điều chỉnh mực nước trong ruộng từ 3-4cm.

Trà lúa chính vụ với giống ngắn ngày cần bón thúc lần 2 khi cây lúa có khối sơ khởi. Lượng phân tính cho 1.000m2: 6-7 kg đạm + 10-12 kg kali, (riêng đối với lượng đạm cần căn cứ vào màu sắc lá và tình hình sinh trưởng của cây để bón. Nếu cây sinh trưởng tốt, lá xanh đậm thì không bón đạm. Những giống dài ngày như Bao thai cần rút nước phơi ruộng “nứt nẻ chân chim” tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh.

Dự báo dịch hại trong thời gian tới bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại mạnh trên các giống nhiễm, diện tích đã nhiễm của cả 2 trà lúa nếu không được phòng trừ kịp thời.

Biện pháp phòng trừ bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện bệnh: Ngưng bón đạm, duy trì mức nước trong ruộng vừa phải (3-4cm); Phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông (trước khi lúa trỗ bông 5-7 ngày) trên những diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá của trà lúa mùa sớm; sử dụng 1 trong những loại thuốc như Kasai 21,2WP, Kabeam 75WP, Beam 75WP, Fuji-one 40EC.

Chú ý phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ ”kỹ thuật 4 đúng” đó là: Đúng thuốc, tức là trước khi chọn mua thuốc người nông dân cần biết loại sâu bệnh, cỏ dại gây hại mà mà mình cần phòng trừ. Không nên sử dụng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác.

Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất, chọn thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất. Nên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc, hiệu lực trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích.

Nông dân cần phun thuốc đúng liều lượng: Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ độc cho người phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc. Cây trồng có nguy cơ bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra nhất là phun thuốc trừ cỏ.

Phun đúng lúc: Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc bảo vệ thực vật khi chúng ở giai đoạn sâu non, tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi hết thuốc trên mặt lá, thân cây, thích hợp nhất là phun vào lúc trời mát, không có gió to.

Phun thuốc đúng cách có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả trừ sâu, người dân cần chú ý cách pha thuốc. Hòa thật đồng đều chế phẩm với nước. Phun rải thuốc trên đồng ruộng làm sao cho thuốc bảo vệ thực vật tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những loại sâu chỉ tập trung phá ở gốc, có loại chuyên sống trên lá, ngọn, nhưng có loại chỉ sống ở dưới mặt lá…do vậy khi phun thuốc phải hướng sao cho tia thuốc tập trung vào nơi sâu thường sống.

Ngoài ra người dân không được tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có trường hợp giảm hiệu lực trừ dịch hại hoặc dễ gây cháy lá cây,  độc hại cho người sử dụng.


Có thể bạn quan tâm

Giá giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân vỡ mộng với lúa hè thu muộn Giá giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân vỡ mộng với lúa hè thu muộn

Chi phí sản xuất đội lên, trong khi giá bán ra liên tục giảm, thương lái bẻ kèo, nông dân “vỡ mộng” với lúa chất lượng thấp… là thực trạng đã và đang diễn ra đối với vụ lúa hè thu muộn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

13/08/2015
Starbucks và nỗi buồn cà phê Việt Starbucks và nỗi buồn cà phê Việt

Gần 95% sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu thô, không thương hiệu.

13/08/2015
Giám đốc tiên phong trồng điều sạch Giám đốc tiên phong trồng điều sạch

Trong lúc cây điều bị mất đi vị thế, nhiều người chặt bỏ để thay thế bằng cây khác, thì ông vẫn quyết tâm gắn bó với cây trồng này. Để tồn tại, ông đi theo hướng mà trước đây chưa ai từng làm, đó là trồng điều theo tiêu chuẩn của Tổ chức FLO (Tổ chức quốc tế về Dán nhãn và Thương mại công bằng), nhờ vậy ông đã mở ra hướng đi mới cho người trồng điều tại địa phương.

13/08/2015
Nan giải bài toán khống chế bệnh héo xanh trên cây cà chua Nan giải bài toán khống chế bệnh héo xanh trên cây cà chua

Thâm canh cà chua đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng đất trồng màu vùng ĐBSH, song việc khống chế bệnh chết héo xanh đối với nông dân đang là bài toán nan giải.

13/08/2015
Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa

Nhiều diện tích lúa mùa sớm ở ĐBSH đang trong giai đoạn đứng cái, mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 thấp. Tuy nhiên bệnh đốm nâu đã phát sinh gây hại một số ruộng.

13/08/2015