Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau

Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau
Ngày đăng: 24/09/2012

Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.

 
Với 4,7 ha đất sản xuất, nhiều năm qua ông Nguyễn Văn Thượng nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, kết hợp với nuôi cá và nuôi cua. Cách mà ông thực hiện là mỗi tháng thả từ 1.000 - 2.000 con cua giống, đồng thời thả khoảng 40.000 con tôm giống. 
Đối với ông, không phải là “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” như kinh nghiệm cha ông đã dạy, mà điều quan trọng số một là phải chọn được con giống bảo đảm chất lượng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình nuôi thì mới mang lại hiệu quả. 
Con tôm giống sau khi thả nuôi được hai tháng, ông mạnh dạn lấy nước đục ở ngoài sông vào để có thêm nhiều thức ăn tự nhiên. Trong quá trình nuôi, hạn chế việc sên vét, phải chừa sình để con tôm có nơi trú ẩn. Nếu tôm không lột được vỏ, ông đưa nước vào vuông cho đầy và dùng dây thuốc cá để kích thích cho tôm lột vỏ. 
Cách nuôi này đã giúp ông liên tiếp nhiều năm ông thành công. Bình quân mỗi năm ông thu nhập từ tôm, cua 220 triệu đồng đồng, trong đó tôm 150 triệu đồng, cua 70 triệu đồng. Nhiều bà con trong xã Tân Dân đến tìm hiểu và học tập theo ông. Đây cũng là một trong 30 mô hình điểm được Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi chọn để nhân rộng trong năm 2012. 
Không những nuôi thủy sản hiệu quả, ông Nguyễn Văn Thượng còn là một trong những nông dân thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con của huyện Đầm Dơi. 
Ngoài 3 ao nuôi cá vồ, cá sặc, cá trê, ông còn dành 3.000 m2 đất để làm vườn. Trên diện tích này, ông trồng đủ loại rau màu, cây ăn trái, vừa góp phần làm cho môi trường xanh mát, vừa có nguồn thực phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày, tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt gia đình. 
Ông Trương Văn Hạnh, Trưởng ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, cho biết: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thượng còn giúp đỡ nhiều những hộ khó khăn về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất để bà con có điều kiện vươn lên”.


Có thể bạn quan tâm

Toàn Tỉnh Đã Phát Triển Hơn 20.800 Hécta Cà Phê Toàn Tỉnh Đã Phát Triển Hơn 20.800 Hécta Cà Phê

Cà phê là một trong 6 cây chủ lực của tỉnh nên những hộ trồng mới hoặc thâm canh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để trồng và chăm sóc, nhằm tạo ra vùng chuyên canh, đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom và TX. Long Khánh.

20/02/2014
Từ Vùng Chăn Nuôi Đến Chợ Thực Phẩm An Toàn Xây Dựng Chuỗi Khép Kín Từ Vùng Chăn Nuôi Đến Chợ Thực Phẩm An Toàn Xây Dựng Chuỗi Khép Kín

Trước thông tin về dịch cúm gia cầm H5N1 có khả năng bùng phát và lây lan nhanh, cùng với đó, vi rút cúm H7N9, người tiêu dùng e ngại khi mua gia cầm và thịt gia cầm tại các chợ. Nhiều bà nội trợ ưu tiên chọn mua hàng tại chợ thực phẩm tươi sống Lifsap hoặc các vùng chăn nuôi an toàn.

17/03/2014
Cà Phê Không Vàng Lá Cà Phê Không Vàng Lá

Theo đó, kết quả điều tra 146 hộ trồng cà phê có hội chứng vàng lá tại các khu vực Đà Lạt, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc của Lâm Đồng cho thấy: 93,8% hộ nông dân tự sản xuất giống để trồng, 5,8% mua ngoài thị trường và chỉ có 0,4% mua giống từ các cơ sở sản xuất có uy tín.

20/02/2014
Chuẩn Bị Gần 10 Vạn Cây Giống Nuôi Cấy Mô Cho Vụ Xuân Chuẩn Bị Gần 10 Vạn Cây Giống Nuôi Cấy Mô Cho Vụ Xuân

Trung tâm Giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) đã chuẩn bị gần 10 vạn cây giống nuôi cấy mô, tăng gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước, đáp ứng nhu cầu xuống giống vụ xuân.

20/02/2014
Bắc Giang Chăn Nuôi Gia Cầm Phục Hồi Bắc Giang Chăn Nuôi Gia Cầm Phục Hồi

Do làm tốt công tác kiểm dịch, bảo đảm an toàn cho vật nuôi nên thời điểm này, người chăn nuôi ở Bắc Giang tiêu thụ gia cầm dễ dàng hơn.

17/03/2014