Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Chăm Sóc Ngô Giai Đoạn Sắp Thu Hoạch

Chăm Sóc Ngô Giai Đoạn Sắp Thu Hoạch
Ngày đăng: 03/08/2013

Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thế nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, nhất là thời kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.

Chúng tôi đã sưu tầm được một số kinh nghiệm hay của nông dân các nơi và ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này:

1. Không nên cắt phần thân phía trên khi bắp ngô chưa chín già

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Ngô: lá ở thân có vai trò quang hợp và tích lũy chất khô; lá ngọn làm nhiệm vụ bảo vệ cờ đồng thời cũng là lá công năng góp phần quang hợp và tích lũy chất khô; lá bi là những lá bảo vệ bắp ngô nhưng những lá ngoài vẫn có khả năng quang hợp tạo thành chất hữu cơ nuôi hạt. Sau khi được thụ phấn, thụ tinh hạt ngô chuyển sang thời kỳ biến đổi và tích lũy các chất dự trữ nuôi hạt nên đây là thời kỳ rất quan trọng quyết định năng suất và phẩm cấp ngô.

Thời kỳ này thường trải qua 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Lượng chất khô tích lũy được trong thời kỳ chín sữa chiếm khoảng 30-35% khối lượng hạt, thời kỳ chín sáp 60-65%, thời kỳ chín hoàn toàn tốc độ tích lũy chất khô giảm dần và lá chuyển sang vàng từ dưới lên. Như vậy thời kỳ chín của hạt thì lá ngô có vai trò rất quan trọng trong quang hợp tạo chất khô để nuôi hạt, nhất là các lá ngọn.

Một số nơi bà con tận dụng thu hoạch những lá già, lá khô nhằm mục đích tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh đồng thời tận dụng làm thức ăn cho trâu bò rất tốt. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều bà con đã lạm dụng cắt bỏ cả những lá ngô còn xanh để chăn nuôi trâu bò hoặc làm thức ăn nuôi cá; một số nơi còn cắt phần thân phía trên bắp khi cây ngô còn xanh trong khi hạt chỉ đang ở thời kỳ chín sáp, với mục đích là để ngô chín nhanh hơn. Thực ra làm như vậy sẽ giảm năng suất và chất lượng hạt rất lớn, hạt ngô nhăn nheo, màu sắc xấu và chất lượng kém.

Vì vậy, biện pháp chăm sóc tốt nhất để ngô cho năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời vừa có thể tận dụng lá để làm thức ăn cho trâu bò thì bà con nên thu từng lá bắt đầu ngả vàng từ dưới lên, ít nhất cũng phải đảm bảo được từ 6 đến 8 lá trên cùng cho tới khi thu hoạch bắp.

Đối với những ruộng ngô gieo muộn, nếu để chín hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến thời vụ của cây trồng sau trong khi ngô chín mà cần giải phóng đất thì nên chặt cả thân lẫn bắp đem về để ít ngày giúp cho hạt chắc thêm rồi hãy tách bắp ra. Với những vùng đất bãi, nếu cây trồng sau là đậu, đỗ, vừng… thì nên gieo gối vụ, khi đó căn cứ vào mức độ phát triển của cây trồng gối mà tỉa lá ngô hợp lý nhằm đảm bảo có đủ ánh sáng cho cả hai loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

2. Khử cờ đúng lúc làm tăng năng suất và chất lượng ngô rau bao tử: Trong thời gian trổ cờ, nếu cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường và điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ vừa phải, không hanh khô, không mưa dầm, gió nhẹ) thì bà con có thể cắt bỏ 2/3 số cờ (cứ 3 cây cắt bỏ 2 cây) khi cờ chưa tung phấn và không được cắt bớt lá có thể làm tăng năng suất thêm từ 5-8% vì dinh dưỡng không phải nuôi cờ và hạn chế được rệp cờ gây hại. Nếu cắt cờ muộn, sau khi ngô đã tung phấn thì không còn ý nghĩa.

Với cây ngô bao tử (ngô rau) cần được khử cờ ngay khi cờ chưa tung phấn có thể làm tăng số lượng bắp non trên 1 thân cây ngô (thường là có thể thu được 2 bắp non thay vì 1 bắp), đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn so với không khử cờ. Nguyên nhân là do cây không phải nuôi cờ và bắp non sẽ mịn giò hơn do không được thụ phấn, thụ tinh.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai

Hiện nay, tập đoàn giống Ngô Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng..., đáp ứng mọi nhu cầu về giống ngô cho nông dân trong cả nước.

26/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai

Hiện nay, đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đã xuống giống và đang trong thời kỳ chăm sóc cây bắp vụ một. Chuyên mục Khuyến nông xin giới thiệu với bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây bắp, hy vọng sẽ góp phần giúp bà con nâng cao năng suất cho vụ mùa.

28/10/2013
Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông

Hiện nay, trên cây ngô đông từ giai đoạn 3 - 5 lá đến trổ cờ ở các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn... đang xuất hiện bệnh lạ. Triệu chứng của những cây ngô bị bệnh, ở giai đoạn 3 - 5 lá: phiến lá dày, màu xanh đậm và giòn hơn bình thường, phần ngọn bị xoắn hoặc sít lại, phần gốc mọc các chồi phụ.

28/10/2013
86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác 86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

08/06/2013
Kỹ Thuật Làm Bầu Ngô Dinh Dưỡng Kỹ Thuật Làm Bầu Ngô Dinh Dưỡng

Vụ ngô đông năm nay ở tỉnh ta thời vụ rất khẩn trương, do vụ mùa gieo cấy muộn nên đa số diện tích ngô đông phải trồng sang tháng 10 nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để đảm bảo năng suất ngô ngoài việc chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 100 ngày để trồng, bà con có thể làm ngô bầu đúng kỹ thuật, rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô 6-8 ngày.

17/07/2013