Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên

Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên
Ngày đăng: 24/05/2012

Năm 2002, ông Nguyễn Đình Đãi (quê Bắc Giang) đã vào thôn Tân Tiến, xã Đạ R'sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) để lập nghiệp. Khi vào ông có đem theo 5 cây vải thiều vào trồng thử nghiệm trên vùng đất mới.

Ông Đãi cho biết: "Ban đầu, tôi đã đem những cây vải đưa từ ngoài Bắc vào trồng xen trên diện tích cây cà phê. Kết quả, sau 3 năm chăm sóc, cây vải bắt đầu cho thu bói; quả to, cùi dày, trái mùa, lại được giá".

Từ đó, ông đã quyết định nhân giống và mở rộng diện tích vải thiều tại đây và đến nay, gia đình ông Đãi đã có hơn 70 cây vải trồng xen vào cà phê. Hiện tại, đã có 10 cây cho thu hoạch trái, bình quân mỗi cây cho khoảng hơn 100kg quả/mùa với giá bán tại vườn 30.000-35.000 đồng/kg. Chỉ riêng vụ mùa này, vườn vải của gia đình ông Đãi cho thu nhập 25-30 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây vải, ông Đãi cho biết: "Việc trồng cây vải dễ chăm sóc hơn so với các loại cây trồng khác như cà phê, tiêu. Thời gian chăm sóc ít, đầu tư phân bón cũng ít. Muốn cây vải phát triển tốt phải nắm rõ đặc tính của cây và nên trồng các giống vải chín sớm như: U hồng, u trứng, Bình Khê, Cẩm Giàng… Bởi những loại này thường chín sớm hơn so với các giống vải thiều ở miền Bắc khoảng 1 tháng, và nhờ chênh lệch về khoảng thời gian thu hoạch, nên giá bán cao hơn, mà chất lượng không thua kém gì so với vải thiều miền Bắc".

Theo ông Đãi, cây vải thiều là cây trồng lâu năm, tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm. Là cây dễ trồng, khoảng 3 năm chăm sóc, cây sẽ cho trái bói và qua năm thứ 4 sẽ cho trái ổn định. Trung bình, mỗi cây có thể thu về từ 1-1,5 tạ/mùa. Sau mỗi đợt thu hoạch chỉ cần tiến hành cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh, sau đó bón phân ủ hoai và giữ ấm cho cây.

Về kỹ thuật chăm sóc, phải chăm bón cho đến khi hái hết vải, thu quả xong, cần bón lót cho cây ngay. Cây vải trồng được 10 năm thì phải dùng 2kg NPK loại 16-168, bón dưới gốc để nó bung chồi. Còn sau tháng 8 mới bón tiếp đợt hai để cho cây chuẩn bị ra hoa".

Ông Vũ Xuân Quế - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đam Rông cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao mô hình trồng vải của gia đình ông Đãi, bởi đây là cây trồng mới mà người dân đưa vào trồng thử nghiệm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện chúng tôi đang chỉ đạo Hội Nông dân xã nhân rộng mô hình này nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế".

Có thể bạn quan tâm

Biết Trồng Tiêu, Thoải Mái Chi Tiêu! Biết Trồng Tiêu, Thoải Mái Chi Tiêu!

Từ một người lính Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 1969, quê ở xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đến Tây Nguyên lập nghiệp và đã trở thành triệu phú nhờ trồng cây tiêu.

24/02/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt Cho Cây Mía

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được Trạm Khuyến nông huyện Kbang (Gia Lai) thực hiện thí điểm trên 1 ha mía của gia đình ông Phan Tấn Mười (thôn 3, xã Đông). Chỉ sau vài tháng triển khai, hệ thống này đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm vượt trội của mình, hứa hẹn đem lại những kết quả khả quan cho nông dân trồng mía.

24/03/2014
Rau Tươi, Người “Héo” Rau Tươi, Người “Héo”

Những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, người trồng rau ở các xã Tham Đôn, Đại Tâm (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) rất buồn vì giá rau rẻ như cho, không những thế, tiêu thụ cũng rất chậm.

24/02/2014
Điều Trồng Ở Bà Rịa Vũng Tàu Mất Mùa, Rớt Giá Điều Trồng Ở Bà Rịa Vũng Tàu Mất Mùa, Rớt Giá

Theo các hộ nông dân trồng điều ở 2 huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) vụ điều năm nay mất mùa, giá thấp. Cụ thể, giá hạt điều tươi đang được các đại lý thu mua dao động từ 18-19.000 đồng/kg, thấp hơn 2.000 đồng/kg so với năm ngoái.

24/03/2014
Ngư Dân Trúng “Lộc Biển” Đầu Năm Ngư Dân Trúng “Lộc Biển” Đầu Năm

Những ngày đầu năm mới, có mặt tại các cảng cá Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi… của tỉnh Bình Định, chúng tôi ghi nhận được không khí nhộn nhịp của các tàu khai thác khơi xa vừa cập bến, tàu nào cũng đầy ắp cá, cùng với gương mặt rạng rỡ của ngư dân.

24/02/2014