Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên

Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên
Ngày đăng: 24/05/2012

Năm 2002, ông Nguyễn Đình Đãi (quê Bắc Giang) đã vào thôn Tân Tiến, xã Đạ R'sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) để lập nghiệp. Khi vào ông có đem theo 5 cây vải thiều vào trồng thử nghiệm trên vùng đất mới.

Ông Đãi cho biết: "Ban đầu, tôi đã đem những cây vải đưa từ ngoài Bắc vào trồng xen trên diện tích cây cà phê. Kết quả, sau 3 năm chăm sóc, cây vải bắt đầu cho thu bói; quả to, cùi dày, trái mùa, lại được giá".

Từ đó, ông đã quyết định nhân giống và mở rộng diện tích vải thiều tại đây và đến nay, gia đình ông Đãi đã có hơn 70 cây vải trồng xen vào cà phê. Hiện tại, đã có 10 cây cho thu hoạch trái, bình quân mỗi cây cho khoảng hơn 100kg quả/mùa với giá bán tại vườn 30.000-35.000 đồng/kg. Chỉ riêng vụ mùa này, vườn vải của gia đình ông Đãi cho thu nhập 25-30 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây vải, ông Đãi cho biết: "Việc trồng cây vải dễ chăm sóc hơn so với các loại cây trồng khác như cà phê, tiêu. Thời gian chăm sóc ít, đầu tư phân bón cũng ít. Muốn cây vải phát triển tốt phải nắm rõ đặc tính của cây và nên trồng các giống vải chín sớm như: U hồng, u trứng, Bình Khê, Cẩm Giàng… Bởi những loại này thường chín sớm hơn so với các giống vải thiều ở miền Bắc khoảng 1 tháng, và nhờ chênh lệch về khoảng thời gian thu hoạch, nên giá bán cao hơn, mà chất lượng không thua kém gì so với vải thiều miền Bắc".

Theo ông Đãi, cây vải thiều là cây trồng lâu năm, tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm. Là cây dễ trồng, khoảng 3 năm chăm sóc, cây sẽ cho trái bói và qua năm thứ 4 sẽ cho trái ổn định. Trung bình, mỗi cây có thể thu về từ 1-1,5 tạ/mùa. Sau mỗi đợt thu hoạch chỉ cần tiến hành cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh, sau đó bón phân ủ hoai và giữ ấm cho cây.

Về kỹ thuật chăm sóc, phải chăm bón cho đến khi hái hết vải, thu quả xong, cần bón lót cho cây ngay. Cây vải trồng được 10 năm thì phải dùng 2kg NPK loại 16-168, bón dưới gốc để nó bung chồi. Còn sau tháng 8 mới bón tiếp đợt hai để cho cây chuẩn bị ra hoa".

Ông Vũ Xuân Quế - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đam Rông cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao mô hình trồng vải của gia đình ông Đãi, bởi đây là cây trồng mới mà người dân đưa vào trồng thử nghiệm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện chúng tôi đang chỉ đạo Hội Nông dân xã nhân rộng mô hình này nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế".

Có thể bạn quan tâm

Vào Mùa Cào Hến Ở An Giang Vào Mùa Cào Hến Ở An Giang

Từ sau Tết đến nay, ngư dân cào hến trên tuyến kênh Ông Cò (xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang) trúng đậm hến gạo.

23/02/2014
Thả Hàng Trăm Ngàn Con Cá Giống Vào Các Hồ Trong Tỉnh Thả Hàng Trăm Ngàn Con Cá Giống Vào Các Hồ Trong Tỉnh

Năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh ước đạt 390 tấn, bằng 100,5% kế hoạch năm và tăng 3,44% so với năm 2012. Được biết, năm 2011, trung tâm đã thả 150 ngàn con cá giống xuống các hồ chứa của tỉnh, năm 2012 trung tâm thả tiếp 490 ngàn con.

23/02/2014
Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản

Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa ĐS1, Akita Komachi, Hananomai, có nguồn gốc từ Nhật Bản và mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa chất lượng cao.

20/03/2014
Xác Minh Thông Tin Thủy Sản Ở Hà Nội Bị Ô Nhiễm Kim Loại Xác Minh Thông Tin Thủy Sản Ở Hà Nội Bị Ô Nhiễm Kim Loại

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội khẩn trương xác minh thông tin tình trạng thủy sản trên địa bàn Hà Nội bị ô nhiễm kim loại nặng gây hoang mang trong dư luận xã hội.

20/03/2014
Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế

Đứng trước báo động đỏ về dịch bệnh tôm nuôi, nhiều năm qua ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp để loại trừ tôm giống kém chất lượng, song vẫn chưa thực hiện được.

23/02/2014