Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Trồng Mới Trên Đất Cát Ven Biển Hải Lăng

Cây Trồng Mới Trên Đất Cát Ven Biển Hải Lăng
Ngày đăng: 17/05/2014

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.

Trên vùng rú cát và vùng cát nội đồng ven biển này vốn rất khó để canh tác cây trồng, đây cũng là trăn trở lớn đối với địa phương. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương tập trung vào các cây trồng ngắn ngày để tránh mùa lụt và mùa hạn.

Vụ Đông Xuân 2013-2014, xã Hải Dương đã xây dựng mô hình trồng ớt chỉ thiên với quy mô 2 ha theo quy trình thích nghi với biến đổi khí hậu. Trong những ngày này nếu có dịp ghé về vùng đất cát nội đồng ven biển xã Hải Dương chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh tươi của những luống ớt mọc dưới cái nắng chang chang.

Thực hiện mô hình, bà con được tập huấn kỹ thuật, được các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn chỉ đạo từ khi làm đất đến khi thu hoạch. Anh Phan Văn Tân ở xóm Hóp, thôn Đông Dương, người trực tiếp tham gia mô hình cho biết, cây ớt chỉ thiên hoàn toàn có thể trồng trên đất cát và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, cây ớt chỉ thiên có khả năng sinh trưởng khỏe, cành nhánh nhiều, quả có chiều dài từ 5-7 cm, màu đỏ đẹp, trơn bóng, trái suôn…

Theo các hộ dân tham gia mô thì ớt chỉ thiên là loại cây không khó trồng, thời gian sinh trưởng lại ngắn, cho giá trị kinh tế cao. Người dân cho hay cây ớt có giá trị gấp 3 đến 5 lần so với các loại cây trồng trước đây là sắn và khoai lang mà bà con vẫn hay trồng.

Anh Trần Chiến, một hộ dân khác chia sẻ gia đình anh hiện tại trồng 1 sào ớt chỉ thiên (1 sào = 500m2). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất từ 8 tạ đến 1 tấn/sào. Với giá bán bình quân từ 16.000 - 18.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào ớt có thể cho thu lãi từ 7 – 10 triệu đồng.

Mô hình thành công đã giúp cho người dân nơi đây tìm được hướng canh tác mới phù hợp với diện tích đất cát bạc màu.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền

Tháng 9, đặt chân đến khối Trung Nghĩa và Dốc Cao, thuộc phường Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An, hẳn ai cũng phải ngỡ ngàng thán phục, bởi vụ bưởi hồng năm nay nhà nào cũng "hái" được hàng trăm triệu đồng.

27/09/2016
Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...

27/09/2016
Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

27/09/2016
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

27/09/2016
Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

27/09/2016