Cây Trồng Mới Trên Đất Cát Ven Biển Hải Lăng

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.
Trên vùng rú cát và vùng cát nội đồng ven biển này vốn rất khó để canh tác cây trồng, đây cũng là trăn trở lớn đối với địa phương. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương tập trung vào các cây trồng ngắn ngày để tránh mùa lụt và mùa hạn.
Vụ Đông Xuân 2013-2014, xã Hải Dương đã xây dựng mô hình trồng ớt chỉ thiên với quy mô 2 ha theo quy trình thích nghi với biến đổi khí hậu. Trong những ngày này nếu có dịp ghé về vùng đất cát nội đồng ven biển xã Hải Dương chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh tươi của những luống ớt mọc dưới cái nắng chang chang.
Thực hiện mô hình, bà con được tập huấn kỹ thuật, được các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn chỉ đạo từ khi làm đất đến khi thu hoạch. Anh Phan Văn Tân ở xóm Hóp, thôn Đông Dương, người trực tiếp tham gia mô hình cho biết, cây ớt chỉ thiên hoàn toàn có thể trồng trên đất cát và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, cây ớt chỉ thiên có khả năng sinh trưởng khỏe, cành nhánh nhiều, quả có chiều dài từ 5-7 cm, màu đỏ đẹp, trơn bóng, trái suôn…
Theo các hộ dân tham gia mô thì ớt chỉ thiên là loại cây không khó trồng, thời gian sinh trưởng lại ngắn, cho giá trị kinh tế cao. Người dân cho hay cây ớt có giá trị gấp 3 đến 5 lần so với các loại cây trồng trước đây là sắn và khoai lang mà bà con vẫn hay trồng.
Anh Trần Chiến, một hộ dân khác chia sẻ gia đình anh hiện tại trồng 1 sào ớt chỉ thiên (1 sào = 500m2). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất từ 8 tạ đến 1 tấn/sào. Với giá bán bình quân từ 16.000 - 18.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào ớt có thể cho thu lãi từ 7 – 10 triệu đồng.
Mô hình thành công đã giúp cho người dân nơi đây tìm được hướng canh tác mới phù hợp với diện tích đất cát bạc màu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.