Cây Trồng Mới Trên Đất Cát Ven Biển Hải Lăng

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.
Trên vùng rú cát và vùng cát nội đồng ven biển này vốn rất khó để canh tác cây trồng, đây cũng là trăn trở lớn đối với địa phương. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương tập trung vào các cây trồng ngắn ngày để tránh mùa lụt và mùa hạn.
Vụ Đông Xuân 2013-2014, xã Hải Dương đã xây dựng mô hình trồng ớt chỉ thiên với quy mô 2 ha theo quy trình thích nghi với biến đổi khí hậu. Trong những ngày này nếu có dịp ghé về vùng đất cát nội đồng ven biển xã Hải Dương chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh tươi của những luống ớt mọc dưới cái nắng chang chang.
Thực hiện mô hình, bà con được tập huấn kỹ thuật, được các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn chỉ đạo từ khi làm đất đến khi thu hoạch. Anh Phan Văn Tân ở xóm Hóp, thôn Đông Dương, người trực tiếp tham gia mô hình cho biết, cây ớt chỉ thiên hoàn toàn có thể trồng trên đất cát và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, cây ớt chỉ thiên có khả năng sinh trưởng khỏe, cành nhánh nhiều, quả có chiều dài từ 5-7 cm, màu đỏ đẹp, trơn bóng, trái suôn…
Theo các hộ dân tham gia mô thì ớt chỉ thiên là loại cây không khó trồng, thời gian sinh trưởng lại ngắn, cho giá trị kinh tế cao. Người dân cho hay cây ớt có giá trị gấp 3 đến 5 lần so với các loại cây trồng trước đây là sắn và khoai lang mà bà con vẫn hay trồng.
Anh Trần Chiến, một hộ dân khác chia sẻ gia đình anh hiện tại trồng 1 sào ớt chỉ thiên (1 sào = 500m2). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất từ 8 tạ đến 1 tấn/sào. Với giá bán bình quân từ 16.000 - 18.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào ớt có thể cho thu lãi từ 7 – 10 triệu đồng.
Mô hình thành công đã giúp cho người dân nơi đây tìm được hướng canh tác mới phù hợp với diện tích đất cát bạc màu.
Có thể bạn quan tâm

Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại TP.HCM cho biết tại hội thảo Triển vọng của ngành dệt may – da giày Việt Nam tại thị trường Mỹ do Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với đơn vị tổ chức hội chợ Sourcing at Magic tổ chức tại TP.HCM ngày 23/10.

Chia tách từ năm 2008, lúc đó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, có gần 30% hộ nghèo, đời sống văn hóa tinh thần còn thiếu thốn. Thế nhưng, đến thời điểm này, dù vẫn chưa hết khó khăn, nhưng xã đã có sự phát triển khá toàn diện, từng bước xây dựng nông thôn mới.

Hiện trên nhiều cánh đồng mía trong tỉnh, nông dân đang tất bật bước vào vụ thu hoạch. Tại huyện Phụng Hiệp, dạo quanh nhiều tuyến kênh chính và nội đồng, đâu đâu cũng bắt gặp nụ cười phấn khởi của nông dân vì mía trúng mùa, bán được giá và cho nguồn lợi nhuận hấp dẫn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về tình hình sản xuất, giá thu mua mía nguyên liệu trong thời gian qua, đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết:

Dù phần thịt, ruột và hạt bên trong và cách dùng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Thế nhưng hương vị của canh bo bo rất đặc biệt và hoàn toàn khác hẳn: Nước ngọt thanh và tỏa mùi thơm nhẹ như dưa hấu.