Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng
Ngày đăng: 01/09/2015

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

“Tăng cường thông tin đa chiều, tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế chính sách để sớm triển khai cây trồng biến đổi gen trên diện rộng nâng cao thu nhập nông dân”, đó là nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Ứng dụng và Phát triển ngô biến đổi gen tại Việt Nam”do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 30/8 tại Thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La – vùng trồng ngô lớn nhất ở miền Bắc.

Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển cây trồng biến đổi gen của thế giới khoảng 10%/năm, với tổng diện tích đạt 181 triệu ha. Năm 2015 Việt Nam trở thành quốc gia thứ 29 trên thế giới trồng cây biến đổi gen. Khảo sát tại tỉnh Sơn La – vùng trồng ngô lớn nhất miền Bắc cho thấy, bà con nông dân đánh giá cao bởi đặc tính vượt trội như: cải thiện nâng cao năng suất cây trồng nhờ vào khả năng kháng sâu, bệnh hại, bảo vệ môi trường nhờ giảm thuốc trừ sâu…

Anh Vàng A Thào, dân tộc Mông, ở bản Tà Phình, xã Tân Lập huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trồng gần 1 ha ngô biến đổi gen chia sẻ: “Gia đình tôi trồng ngô truyền thống mỗi năm đạt khoảng 5 - 6 tấn/ha. Nhưng khi trồng cây ngô biến đổi gen, năng suất có thể đạt từ 16 - 18 tấn/ha, tăng gấp 2 - 3 lần so với ngô truyền thống”.

Cây ngô biến đổi gen có thể đạt năng suất gấp 3 lần so với giống ngô truyền thống.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nền nông nghiệp hiện nay phải chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh quốc tế và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt được coi là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này.

Ông Nguyễn Hồng Chính, Giám đốc Maketting công ty TNHH Đề cáp Việt Nam cho biết, với 28 mô hình triển khai tại tỉnh Sơn La trên tổng số 200 mô hình trình diễn ngô chuyển gen của doanh nghiệp trên cả nước đã và đang góp phần giúp nông dân hiểu rõ hơn về lợi ích mà cây trồng biến đổi gen mang lại.

“Vấn đề ở đây là liệu giống chuyển gen khi đưa vào có giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư trong canh tác hay không? Thứ hai là cần gia tăng năng suất, giá trị lên bao nhiêu để giúp nông dân tăng thêm thu nhập, đó là quá trình nông dân cần được trải nghiệm để hiểu rõ hơn về chi phí đầu tư cũng như thu nhập mang lại.

Đây cũng chính mục đích để công ty luôn đồng hành với nông dân trong việc xây dựng các mô hình trình diễn tập huấn cho bà con nông dân để hiểu giá trị của hạt giống ứng dụng công nghệ sinh học”, ông Chính phân tích.

Trong khi đó, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: Để thúc đẩy ứng dụng và phát triển ngô biến đổi gen trên diện rộng, vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng trong thông tin tuyên truyền, đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất ngô. Hiện nay Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ đề nghị hỗ trợ giống cho tất cả các vùng trên cả nước chuyển đổi, trong đó riêng cây ngô có cơ chế ưu đãi hơn các loại cây trồng khác.

“Trong tờ trình Chính phủ có đề xuất các loại cây trồng khác chỉ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha chuyển đổi nhưng riêng cây ngô hỗ trợ 3 triệu/ha và hỗ trợ thêm khuyến nông. Việc hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho người nông dân sẽ cơ bản được hỗ trợ về giống, nhưng vấn đề hiện nay là các địa phương tiếp thu quy trình này như thế nào. Các địa phương phải cụ thể hóa thành chương trình của mình, do đó vai trò của Sở NN&PTNT các địa phương là rất quan trọng, cần phải tham mưu lãnh đạo tỉnh để xây dựng thành chính sách hỗ trợ của địa phương”, ông Trung cho biết.

Theo Quyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/1/2006 về “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, sau năm 2011, Việt Nam sẽ đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất. Đến năm 2020, diện tích cây trồng biến đổi gen sẽ chiếm từ 30% - 50%./.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

28/08/2014
Trái Cây Rục Rịch Tăng Giá Dịp Tết Trung Thu Trái Cây Rục Rịch Tăng Giá Dịp Tết Trung Thu

Tại các chợ truyền thống, giá quả tươi đã bắt đầu rục rịch tăng. Cho dù giá thanh long tại các vườn ở tỉnh Bình Thuận đang rớt giá thê thảm, nhưng tại Hà Nội, giá thanh long vẫn tăng không ngừng. Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ tại một số chợ hiện được bán 60.000 đồng/kg, thanh long thường có giá 35.000 đồng/kg.

28/08/2014
Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo

Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.

05/09/2014
Bước Tiến 15 Năm Bước Tiến 15 Năm

Từ một xã gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách, nhưng bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, nên qua 15 năm phát triển, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

28/08/2014
Ông Nguyễn Văn Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Hào Ông Nguyễn Văn Rừng Thành Công Với Mô Hình Nuôi Hào

Qua 1 vụ nuôi từ 9 - 12 tháng, hào đạt từ 0,5 – 0,7 con/kg, ông bán với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí ông thu lãi hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, ông tiếp tục mở rộng diện tích tôn lên 1.050 mét và chia ra nuôi nhiều đợt để có sản phẩm thu hoạch tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần nhằm vừa đảm bảo thời gian thu hoạch vừa nuôi tiếp những kỳ tiếp.

05/09/2014