Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Trồng Biến Đổi Gen An Toàn Với Sức Khỏe Vật Nuôi

Cây Trồng Biến Đổi Gen An Toàn Với Sức Khỏe Vật Nuôi
Ngày đăng: 17/09/2014

Một báo cáo khoa học gần đây tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỷ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen đã kết luận rằng, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.

Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tính an toàn của cây trồng biến đổi gen khi được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Trên thế giới hiện nay, các động vật được dùng làm thực phẩm đang tiêu thụ từ 70-90% tổng lượng cây trồng biến đổi gen. Các tác giả của bản nghiên cứu đã đánh giá các nguồn dữ liệu đã được thẩm định liên quan đến thức ăn chăn nuôi có thành phần từ cây trồng biến đổi gen.

Các mẫu động vật được tập trung thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này bao gồm gà nuôi, trâu bò nuôi lấy sữa, trâu bò nuôi lấy thịt và lợn.

Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đều đưa ra kết luận nhất quán rằng hiệu quả và sức khỏe của động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen là tương tự với động vật được nuôi bằng cây trồng có kiểu gen tương đồng, không biến đổi.

Chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra được sự khác biệt trong cơ cấu dinh dưỡng của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.

Do ADN và protein là những thành phần thông thường trong khẩu phần được tiêu hóa nên chưa có dấu hiệu nào được phát hiện hoặc định tính một cách đáng tin cậy về thành phần biến đổi gen trong sữa, thịt và trứng của động vật sau khi tiêu thụ thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.

Bên cạnh các kết luận nêu trên, các tác giả cũng lưu ý về nguy cơ gián đoạn thương mại do các nước nhập khẩu không cho phép nhập khẩu các giống cây biến đối gen mà các nước xuất khẩu cho phép sản xuất. Trên thế giới, các quốc gia trồng ngô và đậu tương biến đổi gen là những nước xuất khẩu thức ăn gia súc chính.

Sự thiếu đồng nhất trong việc cấp phép (chẳng hạn như các nước xuất khẩu cho phép canh tác nhiều loại cây trồng biến đổi gen trước khi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen được các nước nhập khẩu cho phép nhập khẩu) đã gây ra tình trạng gián đoạn thương mại.

Tình trạng này có khả năng sẽ trở nên ngày càng phức tạp hơn trong tương lai, bởi một số lượng lớn cây trồng biến đổi gen “thế hệ thứ hai” có những tính trạng được điều chỉnh phù hợp để cải thiện thức ăn gia súc đang trong quá trình phát triển và xây dựng hành lang pháp lý.

Ngoài ra, các kỹ thuật cao cấp để tác động vào những biến đổi trong bộ gen mục tiêu cũng đang xuất hiện và không rõ liệu những kỹ thuật này có nằm trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế xem xét dựa trên quy trình biến đổi gen hiện tại để giám sát quản lý hay chưa.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất nấm Linh Chi.

03/05/2012
Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

03/05/2012
Bảo Tồn Rau Húng Láng Bảo Tồn Rau Húng Láng

"Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây”. Một trong các loài đặc sản đất Kinh kỳ đang đứng trước nguy cơ trở thành dĩ vãng bởi quá trình đô thị hóa.

03/05/2012
Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy

Song song với phát triển diện tích chuyên canh mít Thái siêu sớm, hoạt động sản xuất cây giống đã được nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

03/05/2012
Tham Vấn Quốc Tế Về Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Tham Vấn Quốc Tế Về Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Lần đầu tiên, Bộ NNPTNT đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn của quốc tế về Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” vào ngày hôm qua (6.4). Nhiều ý kiến đã cho rằng, người nông dân cần phải được hưởng lợi ích nhiều hơn từ chính sách tái cơ cấu lần này.

07/04/2012