Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Trồng Biến Đổi Gen An Toàn Với Sức Khỏe Vật Nuôi

Cây Trồng Biến Đổi Gen An Toàn Với Sức Khỏe Vật Nuôi
Ngày đăng: 17/09/2014

Một báo cáo khoa học gần đây tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỷ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen đã kết luận rằng, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.

Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tính an toàn của cây trồng biến đổi gen khi được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Trên thế giới hiện nay, các động vật được dùng làm thực phẩm đang tiêu thụ từ 70-90% tổng lượng cây trồng biến đổi gen. Các tác giả của bản nghiên cứu đã đánh giá các nguồn dữ liệu đã được thẩm định liên quan đến thức ăn chăn nuôi có thành phần từ cây trồng biến đổi gen.

Các mẫu động vật được tập trung thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này bao gồm gà nuôi, trâu bò nuôi lấy sữa, trâu bò nuôi lấy thịt và lợn.

Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đều đưa ra kết luận nhất quán rằng hiệu quả và sức khỏe của động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen là tương tự với động vật được nuôi bằng cây trồng có kiểu gen tương đồng, không biến đổi.

Chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra được sự khác biệt trong cơ cấu dinh dưỡng của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.

Do ADN và protein là những thành phần thông thường trong khẩu phần được tiêu hóa nên chưa có dấu hiệu nào được phát hiện hoặc định tính một cách đáng tin cậy về thành phần biến đổi gen trong sữa, thịt và trứng của động vật sau khi tiêu thụ thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.

Bên cạnh các kết luận nêu trên, các tác giả cũng lưu ý về nguy cơ gián đoạn thương mại do các nước nhập khẩu không cho phép nhập khẩu các giống cây biến đối gen mà các nước xuất khẩu cho phép sản xuất. Trên thế giới, các quốc gia trồng ngô và đậu tương biến đổi gen là những nước xuất khẩu thức ăn gia súc chính.

Sự thiếu đồng nhất trong việc cấp phép (chẳng hạn như các nước xuất khẩu cho phép canh tác nhiều loại cây trồng biến đổi gen trước khi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen được các nước nhập khẩu cho phép nhập khẩu) đã gây ra tình trạng gián đoạn thương mại.

Tình trạng này có khả năng sẽ trở nên ngày càng phức tạp hơn trong tương lai, bởi một số lượng lớn cây trồng biến đổi gen “thế hệ thứ hai” có những tính trạng được điều chỉnh phù hợp để cải thiện thức ăn gia súc đang trong quá trình phát triển và xây dựng hành lang pháp lý.

Ngoài ra, các kỹ thuật cao cấp để tác động vào những biến đổi trong bộ gen mục tiêu cũng đang xuất hiện và không rõ liệu những kỹ thuật này có nằm trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế xem xét dựa trên quy trình biến đổi gen hiện tại để giám sát quản lý hay chưa.


Có thể bạn quan tâm

Để Sen Tỏa Ngát Hương Để Sen Tỏa Ngát Hương

Cây sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, phần rễ mọc dưới đáy ao, hồ… phần lá nổi trên mặt nước hoặc được đứng vững phía trên mặt nước bởi một cuống. Hoa sen mọc trên những cuống dày nhô cao hơn phần lá.

04/06/2013
Khai Thác Hải Sản Giảm 4.200 Tấn Khai Thác Hải Sản Giảm 4.200 Tấn

Đến nay, đã vào giữa mùa khai thác hải sản năm 2013, nhưng ngư dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) chỉ đánh bắt được tổng sản lượng 14.800 tấn hải sản các loại, đạt 46,25% kế hoạch năm, giảm 4.200 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

06/06/2013
Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.

03/01/2013
Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

07/06/2013
Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

08/06/2013